I. Bắt đầu bài thi Thay đổi sinh lý, giải phẫu khi mang thai bằng cách bấm vào nút “Start”
Thay đổi sinh lý, giải phẫu khi mang thai-P1
II. Xem trước các câu hỏi của bài thi Thay đổi sinh lý, giải phẫu khi mang thai ở dưới đây:
Thay đổi sinh lý, giải phẫu khi mang thai-P1| Thay đổi sinh lý, giải phẫu khi mang thai-P2
1.Tử cung gần như hình cầu vào tuần thứ:
A. 10 của thai kỳ.
B. 12 của thai kỳ.
C. 14 của thai kỳ.
D. 16 của thai kỳ.
2. Thể tích hồng cầu trong máu thai phụ tăng trung bình trong thai kỳ là:
A. 250 ml.
B. 350 ml.
C. 450 ml.
D. 550 ml.
3. Khi có thai, cung lượng tim của thai phụ không tăng khi:
A. Thai phụ nằm nghiêng trái.
B. Thai phụ nằm ngửa.
C. Trong 3 tháng đầu.
D. Trong 3 tháng giữa.
4. Trong lúc có thai, cổ tử cung có thay đổi nào sau đây:
A. To hơn.
B. Mềm hơn.
C. Sậm màu hơn.
D. Dịch nhầy cổ tử cung đục và đặc hơn.
5. Ở một thai kỳ bình thường, khi chiều caoTC = 20cm, tuổi thai tương đương:
A. 22 tuần.
B. 24 tuần.
C. 26 tuần.
D. 28 tuần.
6. Vào cuối thai kỳ, hoạt động hô hấp của thai phụ thường:
A. Thở chậm và sâu hơn.
B. Thở nhanh và sâu hơn.
C. Thở nhanh và nông hơn.
D. Không có sự thay đổi.
7. Nói về đoạn dưới tử cung, chọn câu SAI:
A. Hình thành từ eo tử cung.
B. Chỉ hình thành khi vào chuyển dạ thật sự.
C. Có thể căng dãn thụ động.
D. Phúc mạc phủ trên đoạn dưới tử cung lỏng lẻo, dễ bóc tách.
8. Cơ quan nào dưới đây của mẹ ít thay đổi về hình thái khi có thai?
A. Tử cung
B. Buồng trứng
C. Tuyến thượng thận
D. Tuyến vú
9. Hạ Canxi máu trong thai kỳ có thể xảy ra do:
A. Tuyến cận giáp trạng tăng hoạt động
B. Tuyến cận giáp ở tình trạng thiểu năng
C. Giảm tái hấp thu canxi
D. Thiếu Vitamin D
10. Phúc mạc ở đoạn eo tử cung có tính chất:
A. Dính chặt vào cơ tử cung
B. Lỏng lẻo, dễ bóc tách
C. Dính vào bàng quang
D. Dính vào sát cổ tử cung
11. Dấu hiệu Hegar mô tả sự mềm hóa ở phần nào của tử cung trong 3 tháng đầu của thai kỳ:
A. Thân tử cung
B. Eo tử cung
C. Cổ tử cung
D. Cổ và eo tử cung
12. Chất nhầy cổ tử cung khi mang thai có tính chất:
A. Trong và loãng
B. Đục và loãng
C. Đục và đặc
D. Trong và đặc
13. Trong thai kỳ lưới tĩnh mạch Haller thấy được ở vị trí nào?
A. Mặt trong đùi
B. Vùng quanh rốn
C. Vùng tầng sinh môn
D. Ở vú
14. Tình trạng táo bón ở thai phụ khi có thai là do:
A. Ruột giảm nhu động
B. Ruột giảm trương lực
C. Ruột bị chèn ép
D. Ruột giảm nhu động, trương lực và bị chèn ép
15. Trong thai kỳ, âm đạo thai phụ có những thay đỏi sinh lý chọn một câu ĐÚNG nhất:
A. Có sự tăng sinh và cương tụ mạch máu ở âm đạo
B. Thành âm đạo dầy lên
C. Âm đạo mềm, dài hơn và dễ dãn
D. Có tăng sinh, cương tụmạch máu, thành âm đạo dày lên, Âm đạo trở nên mềm, dễ co giãn và dài hơn
16.. Tất cả các câu sau đây về thay đổi ở các cơ quan của người mẹ trong thai kỳ đều đúng, NGOẠI TRỪ:
A. Tuyến giáp hơi to
B. Các khớp của xương chậu có thể mềm và dãn ra chút ít
C. Nhu động niệu quản tăng
D. Thở nông và nhanh hơn
17. Chọn câu ĐÚNG nhất về sự thay đổi của thai phụ:
A. Thường táo bón do nhu động ruột giảm
B. Dễ bị viêm thận – bể thận do giảm nhu động niệu quản, dẫn lưu nước tiểu kém
C. Có thể thay đổi tâm lý, cảm xúc
D. Dễ bị táo bón, nhiễm trùng đường tiểu và thay đổi tâm lý
18. Người mẹ bị thiếu máu khi có thai thường liên quan tới bệnh lý:
A. Thiếu sắt
B. Bệnh hồng cầu liềm
C. Thiếu acid Folic
D. Bệnh tiêu hồng cầu
19. Khi có thai, chuyển hoá cơ bản của mẹ có thể tăng 20%, nguyên nhân là:
A. Do sự phát triển của thai
B. Hoạt động hô hấp tăng
C. Tuyến giáp tăng hoạt động
D. Tăng hoạt động của tuyến giáp, hệ hô hấp và nhu cầu phát triển của thai