I. Bắt đầu bài thi Thay đổi sinh lý, giải phẫu khi mang thai bằng cách bấm vào nút “Start”
Thay đổi sinh lý, giải phẫu khi mang thai-P1
II. Xem trước các câu hỏi của bài thi Thay đổi sinh lý, giải phẫu khi mang thai ở dưới đây:
Thay đổi sinh lý, giải phẫu khi mang thai-P1| Thay đổi sinh lý, giải phẫu khi mang thai-P2
1.Trong cả thai kỳ bình thường, cân nặng của mẹ tăng trung bình khoảng:
A. 6 – 8kg
B. 8 – 10 kg
C. 10 – 12kg
D. 12 – 15 kg
2. Bệnh lý nào thai phụ thường bị nhất trong thời gian mang thai?
A. Thiếu máu do thiếu sắt
B. Tăng huyết áp
C. Bệnh tim
D. Nhiễm trùng đường tiểu
3. Trong thai kỳ, nhịp tim của thai phụ tăng thêm trung bình:
A. 5-10 nhịp/phút.
B. 10-15 nhịp/phút.
C. 15-20 nhịp/phút.
D. 20-25 nhịp/phút.
4. Nguyên nhân thiếu máu sinh lý khi có thai là:
A. Do phối hợp giữa tăng thể tích huyết tương và giảm thể tích hồng hồng cầu do
pha loãng.
B. Do tăng thể tích huyết tương và giữ nguyên thể tích khối hồng cầu.
C. Do giảm thể tích khối hồng cầu, không tăng thể tích huyết tương.
D. Do giảm nhẹ thể tích huyết tương, giảm mạnh thể tích khối hồng cầu.
5. Lượng Progesteron và Estrogen trong máu thai phụ đạt mức cao nhất vào thời điểm:
A. Tháng thứ 6
B. Tháng thứ 7
C. Tháng thứ 8
D. Tháng thứ 9
6. Từ sau tháng thứ 3 của thai kỳ Estrogen và Progesteron do cơ quan nào sản xuất:
A. Buồng trứng
B. Niêm mạc tử cung
C. Rau thai
D. Thận
7. Dấu hiệu Noble là do tử cung có thai trong 3 tháng đầu có hình:
A. Có hình trứng, cực nhỏ ở dưới, cực to ở trên
B. Có hình trụ
C. Có hình cầu, cực dưới phình to có thể sờ được qua túi cùng bên
D. Có hình con quay
8. Sau khi có thai, từ tháng thứ hai tử cung lớn dần, mỗi tháng sẽ lớn vào ổ bụng trên khớp vệ:
A. 3cm
B. 4cm
C. 5cm
D. 6cm
9. Các thớ cơ ở thân tử cung được xếp từ ngoài vào trong theo thứ tự:
A. Cơ đan, cơ vòng, cơ dọc
B. Cơ vòng, cơ dọc, cơ đan
C. @Cơ dọc, cơ đan, cơ vòng
D. Cơ đan, cơ dọc, cơ vòng
10. Phiến đồ âm đạo khi mang thai có chỉ số nhân đông:
A. Rất thấp
B. Thấp
C. Tăng nhẹ
D. Tăng cao
11. Niêm mạc âm đạo có màu tím khi mang thai là do:
A. pH âm đạo thấp (axit)
B. Chứa nhiều glycogen
C. Dưới niêm mạc có nhiều tĩnh mạch giãn nở
D. Mạch máu dưới niêm mạc bị chèn ép do tử cung lớn
12. Tốc độ lọc máu tại cầu thận của thai phụ trong thai kỳ:
A. Giảm 20%
B. Bình thường
C. Tăng 29%
D. Tăng 50%
13. Bề cao tử cung của thai phụ bình thường khi thai 28 tuần (tính từ ngày đầu KCC):
A. 20 cm
B. 22 cm
C. 24 cm
D. 28 cm
14. Vào thời điểm nào của thai kỳ, hCG trong máu thai phụ đạt nồng độ cao nhất:
A. Lúc mới thụ thai
B. Tuần thứ 8 – 10 của thai kỳ
C. Tuần thứ 20 – 24
D. Trước chuyển dạ
15. Chức năng sinh lý của hCG là:
A. Kích thích giải phóng estrogen
B. Duy trì hoàng thể thai nghén
C. Duy trì hoạt động của bánh rau
D. Ức chế tuyến yên
16. Khi có thai, bề cao tử cung ≈ 28cm tương ứng với tuổi thai nào:
A. 6 tháng rưỡi
B. 7 tháng
C. 7 tháng rưỡi
D. 8 tháng
17. Trong các phản ứng miễn dịch, hCG thường cho phản ứng chéo với chất nào sau đây:
A. LH.
B. Thyroxin.
C. Estrogen.
D. Cortisone.
18. Hai nội tiết tố thay đổi nhiều khi người phụ nữ có thai là:
A. hCG – Corticoit
B. hCG – Steroid
C. insulin – Steroid
D. Cortioit – Steroid
19. Buồng trứng của thai phụ trong lúc mang thai có sự thay đổi như thế nào:
A. Bình thường
B. To lên, phù, xung huyết
C. To lên phù
D. Phù, xung huyết
20. Trung bình lưu lượng máu qua thận người phụ nữ khi có thai là:
A. 150ml/phút
B. 200ml/phút
C. 250ml/phút
D. 300ml/phút
21. Định lượng Steroid nào sau đây có thể cho biết tình trạng sức khoẻ của thai?
A. Pregnandiol
B. Estradiol
C. Estriol
D. Estrone
22. Loại estrogen tăng nhiều nhất trong máu người mẹ khi có thai là:
A. Estradiol
B. Estriol
C. Estrone
D. Tăng đồng đều cả 3 loại trên