I. Bắt đầu bài thi Các biện pháp tránh thai bằng cách bấm vào nút “Start”
Các biện pháp tránh thai P2
II. Xem trước các câu hỏi của bài thi Các biện pháp tránh thai dưới đây:
Các biện pháp tránh thai P1| Các biện pháp tránh thai P2 | Các biện pháp tránh thai P3| Các biện pháp tránh thai P4
1.Sử dụng postinor trong tránh thai khẩn cấp, chỉ có tác dụng tránh thai khi uống viên thứ nhất sau giao hợp trong vòng:
A. 24 giờ.
B. 36 giờ.
C. 48 giờ
D. 72 giờ.
2. Sử dụng vien postinor 75mcg trong tránh thai khẩn cấp, dùng viên thứ hai
sau viên thứ nhất là:
A. 6 giờ.
B. 8 giờ.
C. 10 giờ.
D. 12 giờ.
3. Thuốc tiêm tránh thai DMPA 150mg có tác dụng tránh thai trong thời gian là:
A. 1 tháng.
B. 2 tháng.
C. 3 tháng.
D. 4 tháng.
4. Cơ chế tác dụng quan trọng nhất của thuốc tiêm tránh thai:
A. Ức chế phóng noãn.
B. Ngăn cản sự làm tổ của trứng.
C. Làm đặc chất nhầy cổ tử cung.
D. Làm teo niêm mạc tử cung.
5. Phụ nữ đang cho con bú, muốn sử dụng thuốc tiêm tránh thai. Thời điểm thông thường là sau sinh:
A. 3 tuần.
B. 6 tuần.
C. 8 tuần.
D. 12 tuần.
6. Các câu sau đây về cơ chế của dụng cụ tử cung đều đúng, NGOẠI TRỪ:
A. Tăng nhu động vòi trứng.
B. Thay đổi tính chất của niêm mạc tử cung.
C. Gây phản ứng viêm tại chỗ.
D. Ngăn cản noãn gặp tinh trùng.
7. Dụng cụ tử cung loại TCu380A (Brandname) có thời gian tác dụng tránh thai là:
A. 3 năm.
B. 5 năm.
C. 8 năm.
D. 10 năm.
8. Dụng cụ tử cung loại Multiload 375 (Brandname) có thời gian tác dụng tránh thai là:
A. 3 năm.
B. 5 năm.
C. 8 năm.
D. 10 năm.
9. Chống chỉ định tuyệt đối của dụng cụ tử cung là:
A. U xơ tử cung dưới phúc mạc.
B. Tiền sử nhiễm khuẩn đường sinh dục trên.
C. Tiền sử chửa ngoài tử cung.
D. Nhiễm khuẩn sinh dục.
10. Biến chứng của dụng cụ tử cung là:
A. Đau tiểu khung.
B. Rối loạn kinh nguyệt.
C. Ra khí hư.
D. Nhiễm khuẩn sinh dục.
11. Tránh thai theo phương pháp Ogino – Knauss cho một phụ nữ có chu kỳ kinh đều 28 ngày, khoảng ngày không an toàn cần tránh giao hợp là:
A. Từ ngày 14 đến ngày 24 của chu kỳ kinh.
B. Từ ngày 10 đến ngày 14 của chu kỳ kinh.
C. Từ ngày 10 đến ngày 17 của chu kỳ kinh.
D. Từ ngày 12 đến ngày 16 của chu kỳ kinh.
12. Một phụ nữ 27 tuổi, không có tiền sử mắc bệnh nội ngoại khoa, chu kỳ kinh
nguyệt không đều, thường hay đau bụng nhiều mỗi khi hành kinh. Phương pháp
tránh thai thích hợp nhất cho phụ nữ này là:
A. Dụng cụ tử cung.
B. Thuốc viên tránh thai.
C. Tránh ngày phóng noãn (Ogino – knauss).
D. Triệt sản.
13. Một phụ nữ đẻ được 4 tháng, đang cho con bú, chưa có kinh lại muốn
được đặt vòng tránh thai:
A. Đặt vòng cho bà ta ngay.
B. Cho bà ta siêu âm và thử hCG cho chắc chắn không có thai rồi đặt vòng cho bà
ta.
C. Hẹn bà ta khi nào có kinh trở lại sẽ đến đặt vòng.
D. Giải thích cho bà ta rằng cho con bú kéo dài cũng là một phương pháp tránh thai
hiệu quả. Khi nào con bà cai sữa hãy đến đặt vòng.
14. Phương pháp tránh thai tạm thời nào sau đây có hiệu quả lý thuyết cao nhất:
A. Xuất tinh ra ngoài.
B. Thuốc viên tránh thai loại phối hợp.
C. Thuốc viên tránh thai loại chỉ có Progesterone.
D. Dụng cụ tử cung.
15. Chọn một câu sai sau đây về thuốc viên tránh thai loại phối hợp:
A. Có chống chỉ định ở người bị bệnh tim.
B. Ngoài tác dụng tránh thai, có thể dùng cho người bị đau bụng kinh vì có thể làm
giảm được triệu chứng này.
C. Có chống chỉ định ở người bị u vú.
D. Có chống chỉ định ở phụ nữ có u buồng trứng nhỏ, nghi là u cơ năng.
16. Ở Việt nam hai loại dụng cụ tử cung hiện đang được sử dụng là:
A. TCu 200 và Multiload 375.
B. TCu 200 và Multiload 380.
C. TCu 375 và Multiload 380.
D. TCu 380A và Multiload 375.
17. Tác dụng phụ thường gặp nhất của dụng cụ tử cung là:
A. Viêm nhiễm cơ quan sinh dục
B. Kinh nguyệt thường xuyên nhiều và kéo dài
C. Ra máu bất thường giữa chu kỳ
D. Đau bụng và ra máu ngay sau đặt và chỉ kéo dài 2-3 tháng đầu
18. Các biến chứng nguy hiểm có thể gặp khi đặt dụng cụ tử cung là:
A. Không có biến chứng nào xảy ra
B. Rách cổ tử cung
C. Thủng tử cung, DCTC lạc chỗ
D. Ra máu âm đạo kéo dài
19. Sau khi đặt dụng cụ tử cung cần phải:
A. Chỉ đi thăm khám nếu phát hiện dấu hiêụ bất thường
B. Không cần thăm khám lại nếu thấy bình thường
C. Đi khám và theo dõi 3 tháng 1 lần
D. Đi khám khi có dấu hiệu bất thường và theo lời hẹn của bác sỹ
20. Có thể đặt dụng cụ tử cung vào các thời điểm
A. Bất kỳ ngày nào của vòng kinh nếu chắc chắn không có thai
B. Sau sạch kinh 3 ngày
C. Tránh thai khẩn cấp (trong vòng 72 giờ)
D. Sau nạo, sau hút điều hoà kinh nguyệt