I. Bắt đầu bài thi Các phương pháp đình chỉ thai bằng cách bấm vào nút “Start”
Các phương pháp đình chỉ thai P2
II. Xem trước các câu hỏi của bài thi Các phương pháp đình chỉ thai dưới đây:
Các phương pháp đình chỉ thai P1| Các phương pháp đình chỉ thai P2 | Các phương pháp đình chỉ thai P3 | Các phương pháp đình chỉ thai P4
1. Yêu cầu khách hàng ký tên vào “Giấy chấp thuận khi đã được thông tin đầy
đủ” đối với trường hợp sử dụng:
A. Thuốc uống tránh thai.
B. Dụng cụ tử cung.
C. Thuốc tiêm tránh thai.
D. Triệt sản tự nguyện.
2. Yếu tố nào trong các yếu tố dưới đây cần phải được đưa vào mỗi buổi tư vấn:
A. Sự kín đáo.
B. Sự bí mật.
C. Sự thiên vị đối với một biện pháp nào đó của người cung cấp dịch vụ .
D. Sự chấp nhận và thái độ không phán xét của nhân viên y tế.
3. Thông tin chi tiết về một biện pháp cụ thể thường được bàn luận với khách
hàng trong khi:
A. Tư vấn tổng quát về KHHGĐ.
B. Tư vấn đặc trưng cho biện pháp.
C. Tư vấn theo dõi.
D. Tư vấn khi thay đổi biện pháp tránh thai.
4. Cách nào là tốt nhất để làm mất tác dụng của lời đồn đại về một biện pháp
KHHGĐ:
A. Cười khách hàng vì đã tin vào một lời đồn đại ngốc nghếch như vậy.
B. Nói với khách hàng một cách lịch sự rằng lời đồn đại đó không có thật và nhẹ
nhàng phủ nhận lời đồn đại đó.
C. Giải thích một cách lịch sự là tin đồn đó không đúng và giải thích tại sao nó lại
không đúng.
D. Bỏ ngoài tai lời bình luận đó.
5. Câu hỏi nào dưới đây là ví dụ về các câu hỏi mở:
A. “Chị đã bao giờ nghe nói về dụng cụ tránh thai chưa?”.
B. “Chị có cảm nghĩ gì về việc dùng thuốc viên tránh thai không?”.
C. “Chị có nhớ phải làm gì khi quên uống một viên thuốc không?”.
D. “Chị có nhận thấy rằng thắt vòi trứng là một biện pháp tránh thai vĩnh viễn hay
không?”
6. Câu hỏi nào dưới đây là ví dụ về các câu hỏi đóng:
A. “Chị có thích dùng thuốc viên không?”.
B. “Chị nghe nói gì về dụng cụ tránh thai?”.
C. “Hãy nói cho tôi biết chị cần phải làm gì, nếu chị quên uống một viên thuốc tránh thai?”.
D. “Chị cảm thấy như thế nào về việc sẽ không bao giờ có thêm con nữa?”.
7. Điều đặc trưng cho cách “đặt câu hỏi có hiệu quả” là:
A. Đặt nhiều câu hỏi một lúc
B. Hỏi một câu hỏi và chờ câu trả lời.
C. Hỏi các câu hỏi bắt đầu bằng “tại sao”.
D. Đặt câu hỏi tránh được các câu trả lời “Có” hoặc “Không”.
8. Điều nào dưới đây không đặc trưng cho cách “đặt câu hỏi có hiệu quả”:
A. Dùng âm điệu giọng nói để thể hiện mối quan tâm của bạn.
B. Hỏi các câu hỏi bắt đầu bằng “tại sao”.
C. Dùng các từ để khuyến khích khách hàng nói tiếp, như “ồ, thế à?”, “rồi sau đó?”
D. Câu hỏi có tính chất dẫn dắt.
9. Những đặc điểm nào dưới đây không phải là biểu hiện của “tích cực lắng nghe”:
A. Thỉnh thoảng giải thích/ tóm tắt những điều khách hàng nói.
B. Nhìn khách hàng khi họ đang nói.
C. Suy nghĩ về những điều bạn sẽ nói sau khi nghe khách hàng.
D. Viết/ đọc khi khách hàng đang nói.
10. Những đặc điểm nào dưới đây là biểu hiện của “tích cực lắng nghe”:
A. Viết/ đọc khi khách hàng đang nói.
B. Ngắt lời khách hàng.
C. Sắp xếp giấy tờ.
D. Gật đầu/ phát ra những âm thanh khích lệ trong khi khách hàng trình bày.
11. Đây không phải là kết quả mong muốn của cuộc tư vấn về KHHGĐ:
A. Sự chấp thuận một biện pháp tránh thai thích hợp.
B. Giải thích lời đồn đại về một biện pháp tránh thai.
C. Khách hàng tiếp tục sử dụng biện pháp tránh thai mà mình lựa chọn.
D. Khách hàng biết cách sử dụng biện pháp tránh thai mà mình lựa chọn.
12. Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tư vấn về phía người cung cấp dịch vụ KHHGĐ:
A. Tin tưởng và tôn trọng người phục vụ
B. Cảm thấy được bảo vệ bí mật đời riêng và sự kín đáo.
C. Cảm thấy được tôn trọng và giữ gìn phẩm giá
D. Sự khác nhau giữa khách hàng và người cung cấp dịc vụ về đẳng cấp/ tầng lớp
xã hội/ giới tính/ trình độ văn hoá.
13. Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tư vấn về phía khách hàng là:
A. Thái độ và cách ứng xử
B. Sự thiên lệch của người cung cấp dịch vụ đối với một hay một số biện pháp tránh thai.
C. Số lượng các biện pháp tránh thai hiện có
D. Cảm thấy được bảo vệ bí mật đời riêng và sự kín đáo.
14. Mục tiêu của tư vấn về KHHGĐ, chọn câu sai:
A. Giúp khách hàng chọn đúng một biện pháp tránh thai và sử dụng đúng biện pháp
đã chọn
B. Giúp tăng tỷ lệ tiếp tục sử dụng và hạn chế bỏ cuộc
C. Góp phần tăng cường sức khỏe và giảm chi phí
D. Giúp cho khách hàng hiểu biết về cơ chế tác dụng của từng biệt pháp tránh thai
15. Trong lĩnh vực tư vấn KHHGĐ, một phương pháp tránh thai được xem là tốt nhất cho một đối tượng khi:
A. Đó là một biện pháp tránh thai hiện đại
B. Đó là một phương pháp có hiệu quả tránh thai cao
C. Đó là một phương pháp mà người tư vấn nghĩ rằng thích hợp nhất cho đối tượng
D. Đó là một phương pháp an toàn cho đối tượng và đối tượng muốn sử dụng
16. Để công tác tư vấn KHHGĐ đạt được kết quả tốt, tất cả những điều sau đây
đều cần thiết, NGOẠI TRỪ:
A. Không nên đề cập đến những biến chứng hoặc phản ứng phụ của một biện pháp
tránh thai nào đó
B. Phải tìm cách nhận biết và hiểu rõ những cảm nghĩ của khách
C. Phải dùng những câu từ rõ ràng, dễ hiểu
D. Phải tôn trọng khách
17. Điều nào sau đây không nên làm trong công tác tư vấn về KHHGĐ:
A. Hỏi các thông tin liên quan đến sức khỏe và nhu cầu tránh thai
B. Hỏi tên khách và gọi tên khách vài ba lần trong cuộc nói chuyện
C. Nói rõ cho khách hàng biết giới hạn thời gian của một cuộc tư vấn
D. Yêu cầu khách nhắc lại các thông tin đã cung cấp để chắc rằng khách đã hiểu
18. Về vấn đề tư vấn KHHGĐ, tất cả các câu sau đây đều đúng, NGOẠI TRỪ:
A. Xuất phát từ nhu cầu của người làm tư vấn
B. Chẳng những là một quá trình cung cấp thông tin cho khách mà còn phải biết lắng
nghe những suy nghĩ của khách
C. Kênh truyền thông thích hợp nhất cho công tác tư vấn và truyền thông trực tiếp
D. Một trong những điều cần thiết là đòi hỏi người làm công tác tư vấn phải trung
thực
19. Tránh thai theo phương pháp Ogino – Knauss cho một phụ nữ có chu kỳ kinh đều 28 ngày, khoảng ngày không an toàn cần tránh giao hợp là:
A. Từ ngày 14 đến ngày 24 của chu kỳ kinh
B. Từ ngày 10 đến ngày 14 của chu kỳ kinh
C. Từ ngày 10 đến ngày 17 của chu kỳ kinh
D. Từ ngày 12 đến ngày 16 của chu kỳ kinh
18. Biện pháp tránh thai đối với những trường hợp vòng kinh không ổn định:
A. Tránh thai bằng phương pháp tránh ngày phóng noãn rất có hiệu quả
B. Tỷ lệ thất bại thấp
C. Khuyên khách hàng tránh giao hợp từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 20 của vòng kinh
D. Câu A, B, C đều sai
19. Thực hiện tránh thai bằng phương pháp Ogino – Knauss:
A. Từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 17 của vòng kinh là an toàn tuyệt đối
B. Từ ngày thứ 20 đến trước kì kinh tới là ngày an toàn tương đối
C. Từ ngày sạch kinh đến ngày thứ 10 là thời kỳ an toàn tuyệt đối
D. Tránh giao hợp trước khi có dự kiến phóng noãn 3 ngày và sau khi phóng noãn 1 ngày
20. Phương pháp tránh thai tính ngày rụng trứng:
A. Tỷ lệ khoảng 20%-25% cặp vợ chồng sử dụng
B. Đây là phương pháp dựa vào hiện tượng phóng noãn
C. Dựa vào thời gian sống của tinh trùng ở trong đường sinh dục để tính ngày giao
hợp
D. Tất cả những câu trên đều đúng
21. Thời điểm đặt vòng tốt nhất là:
A. Ngay sau sạch kinh
B. Giữa chu kỳ kinh
C. Một tuần trước ngày có kinh
D. Hai tuần sau khi bắt đầu có kinh