ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
VÀ XỬ TRÍ SẢN KHOA TIỀN SẢN GIẬT
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG
Đặng Công Việt1, Trần Danh Cường2, Nguyễn Thị Huyền Anh3
Trường Đại học Y Hà Nội
Tiền sản giật (TSG) là một trong những nguyên nhân gây tử vong cho mẹ và trẻ sơ sinh. Dự phòng, chấn đoán, xử trí và tiên lượng tiền sản giật có ý nghĩa quan trọng. Nghiên cứu mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét thái độ xử trí tiền sản giật trên 135 bệnh nhân được chấn đoán và điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 01/08/2019 đến 01/08/2020. Phương pháp nghiên cứu là mô tả tiến cứu. Tuổi trung bình của thai phụ TSG là 30,7 ± 6,3; trong đó nhóm tuổi 30 – 34 chiếm tỷ lệ cao nhất (31,1%). số lượng tiểu cẩu trung bình của nhóm TSG nặng (202,25 ± 69,24G/I) thấp hơn đáng kể so với nhóm TSG (231,4 ± 74,47G/I) với p = 0,02. Không có khác biệt về các chỉ số AST, ALT, Creatinin giữa nhóm TSG và TSG nặng. Thời gian điều trị nội khoa trung bình dài nhất ở nhóm TSG tuổi thai 28-33 tuần (9,9 ±9,3 ngày) và ngắn nhất ở nhóm TSG tuổi thai ằ 37 tuần (1,0 ±0,2 ngày), với khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Đa số (> 95%) bệnh nhân tuổi thai ỉ 37 tuần được đình chỉ thai nghén ngay khi vào viện. Có sự khác biệt về tỷ lệ biến chứng TSG giữa các nhóm tuổi thai (p < 0,001). Các biến chứng TSG thường gặp trong nhóm tuổi thai 28 – 36 tuần. Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng tiểu cầu là xét nghiệm có ý nghĩa trong theo dõi tiến triển của tiền sản giật. Xử trí tiền sản giật phụ thuộc vào tuổi thai và mức độ nặng của bệnh. Bệnh nhân tiền sản giật sau 37 tuần nên được đình chỉ thai nghén.
Từ khoá: tiền sản giật, tiền sản giật nặng
Nguồn: tapchinghiencuuyhoc.vn