ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN
SUY THẬN MẠN CHẠY THẬN NHÂN TẠO CHU KỲ
Trần Trọng Quảng1’2’3, Nguyễn Văn Phi2’4, Nguyễn Văn Tuấn1’2’4’
1Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai
2Bệnh viện Lão khoa Trung ương
3Bệnh viện Tâm thần tỉnh Hà Nam
4Trường Đại học Y Hà Nội
Suy thận mạn (STM) giai đoạn cuối điều trị thận nhân tạo có thể kéo dài tuổi thọ nhưng là một bệnh lý có tiên lượng nặng. Người bệnh này phải chịu đựng một stress tâm lý kéo dài, trong đó có một tỷ lệ lớn có các biểu hiện trầm cảm nhưng chưa được phát hiện và điều trị phù hợp, dẫn tới suy giảm đáng kể chất lượng sống của người bệnh. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 193 bệnh nhân được chấn đoán xác định suy thận mạn điều trị thay thế thận nhân tạo chu kỳ tại khoa Nội Thận – Lọc máu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam. thực hiện từ tháng 8/2019 đến 07/2020; sử dụng bệnh án nghiên cứu thiết kế sẵn nhằm mô tả một số đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo chu kỳ Sau thời gian 12 tháng chúng tôi thu được một số kết quả như sau: Tỷ lệ nam/nữ xấp xỉ 1 (51,8%/48,2%), tuổi trung bình là 51,3 ± 15,65. Tỷ lệ trầm cảm là 59,1%, đa số là mức độ trung bình-nặng; triệu chứng trầm cảm thường gặp nhất là khí sắc trầm và giảm quan tâm thích thú (55%), bi quan về tương lai và rối loạn giấc ngủ (58%); triệu chứng cơ thể thường gặp nhất là đau (92,5%) và rối loạn thần kinh thực vật (khoảng 75%); Như vậy, phần lớn bệnh nhân suy thận mạn có trầm cảm trung bình-nặng. Triệu chứng trầm cảm thường biểu hiện khá đa dạng với các triệu chứng tâm lý và cơ thể. Triệu chứng cơ thể thường gặp là đau và rối loạn thần kinh thực vật.
Từ khoá: Suy thận mạn, thận nhân tạo chu kỳ, rối loạn trầm cảm.
Nguồn: tapchinghiencuuyhoc.vn