ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN
TÂM THẦN PHÂN LIỆT ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC
VÀ NUÔI DƯỠNG NGƯỜI TÂM THẦN HÀ NỘI
Lê Hữu Thuận1’5, Nguyễn Văn Tuấn1’2’3’4, Nguyễn Thị Hoa1’4
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia
3Bệnh viện lăo khoa Trung ương
4Trường Đại học Y Khoa Charité, Berlin, Cộng hoà Liên bang Đức
5Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng Người tâm thần Hà Nội
Với mục tiêu nghiên cứu mô tả đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Nghiên cứu được thực hiện trên 163 bệnh nhân tâm thần phân liệt được chấn đoán trầm cảm theo ICD-10 được điều trị, nuôi dưỡng và quản lý tại Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội, sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang kết quả cho thấy rằng tỷ lệ các triệu chứng đặc trưng của trầm cảm khá đồng đều: cao nhất giảm năng lượng 68,1 %, giảm quan tâm thích thú 65,6%, thấp nhất giảm khi sắc 60,1%. Trong số các triệu chứng thường gặp của trầm cảm, rối loạn giấc ngủ chiếm tỷ lệ cao nhất 97,5%, kế tiếp giảm tập trung chú ý 74,8% và giảm tính tự trọng và lòng tự tin62,6%, thấp nhất ăn ít ngon miệng 7,4%. Trong số nhóm các triệu chứng cơ thể của trầm cảm, tỷlệchậmchạp vận động cao nhất 41,6%, kế tiếp sút cân có tỷ lệ 27,6%, giảm dục năng/rối loạn kinh nguyệt chỉ chiếm 16,0%.
Từ khóa: tâm thần phân liệt, rối loạn trầm cảm, triệu chứng đặc trưng, triệu chứng thông thường và triệu chứng phổ biến.
Nguồn: tapchinghiencuuyhoc.vn