Đề thi trắc nghiệm Bệnh học online Loét dạ dày- Tá tràng- Phần 1

Đề thi trắc nghiệm Bệnh học online Loét dạ dày- Tá tràng- Phần 1

bởi admin

I. Bắt đầu bài thi Bệnh Loét dạ dày- Tá tràng bằng cách bấm vào nút “Start”

BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH COPD- Phần 2

Start
Congratulations - you have completed BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH COPD- Phần 2. You scored %%SCORE%% out of %%TOTAL%%. Your performance has been rated as %%RATING%%
Your answers are highlighted below.
Return
Shaded items are complete.
12345
678910
1112131415
1617181920
2122232425
2627282930
End
Return

Xem các đề thi khác của bệnh loét dạ dày – tá tràng ở đây:

Loét dạ dày – tá tràng phần 1 | Loét dạ dày – tá tràng phần 2

II. Xem trước các câu hỏi của bài thi Bệnh Loét dạ dày- Tá tràng ở dưới đây:

1. Loét dạ dày – tá tràng là một bệnh khá phổ biến ở Việt Nam. Bệnh gặp ở

  1. Nam nhiều hơn nữ
  2. Nữ nhiều hơn nam
  3. Trẻ em bị nhiều hơn người lớn
  4. Cả nam và nữ đều bị như nhau

2. Loét dạ dày – tá tràng thường gặp ở độ tuổi

  1. Thiếu niên (13-20 tuổi)
  2. Trung niên (30-50 tuổi)
  3. Người lớn tuổi (60-70 tuổi)
  4. Tất cả đều đúng

 3. Nguyên nhân gây loét dạ dày – tá tràng

  1. Mất cân bằng giữa các yếu tố: lớp chất nhầy, tế bào mô dạ dày, sự tuần hoàn của niêm mạc dạ dày… với HCl, một số thuốc như Aspirin, Corticoid, yếu tố thần kinh…
  2. Mất cân bằng yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày với các yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày
  3. Do xoắn khuẩn gram âm Helicobacter pylori (HP)
  4. Tất cả đều đúng

 4. Tác nhân gây loét dạ dày – tá tràng

  1. Do xoắn khuẩn gram dương
  2. Do xoắn khuẩn gram âm
  3. Do trực khuẩn mủ xanh
  4. Do liên cầu khuẩn

5. Tác nhân gây loét dạ dày – tá tràng

  1. Tụ cầu Staphylococcus aureus
  2. Phế cầu khuẩn Pneumoniae
  3. Xoắn khuẩn Helicobacter pylori
  4. Streptococcus aureus

 6. Hội chứng da dày tá tràng có đặc điểm

  1. Đau bụng âm ỉ vùng trung vị, có khi trội lên thành cơn đau có tính chu kỳ
  2. Đau bụng âm ỉ vùng thượng vị, có khi trội lên thành cơn đau có tính chu kỳ
  3. Đau bụng âm ỉ vùng trung vị, đau liên tục, không có tính chất chu kỳ
  4. Đau bụng âm ỉ vùng thượng vị, đau liên tục, không có tính chất chu kỳ

7. Hội chứng dạ dày – tá tràng có đặc điểm

  1. Đau bụng dữ dội vùng hạ vị
  2. Đau bụng dữ dội vùng thượng vị
  3. Đau bụng âm ỉ vùng hạ vị
  4. Đau bụng âm ỉ vùng thượng vị

 8. Hội chứng dạ dày – tá tràng có đặc điểm

  1. Cơn đau vùng hạ vị có liên quan đến bữa ăn
  2. Cơn đau vùng trung vị có liên quan đến bữa ăn
  3. Cơn đau vùng thượng vị có liên quan tới bữa ăn
  4. Cơn đau vùng thượng vị không liên quan tới bữa ăn

 9. Hội chứng dạ dày – tá tràng có đặc điểm

  1. Cơn đau có tính chất chu kỳ và không có liên quan đến bữa ăn
  2. Cơn đau có tính chất liên tục và liên quan đến bữa ăn
  3. Cơn đau có tính chất liên tục và không có liên quan đến bữa ăn
  4. Cơn đau có tính chất chu kỳ và có liên quan đến bữa ăn

 10. Loét dạ dày điển hình thường có đặc điểm sau

  1. Đau khi đói
  2. Đau sau khi ăn no
  3. Đau cả khi đói lẫn khi no
  4. Không bao giờ đau

11. Loét tá tràng điển hình thường có đặc điểm sau

  1. Đau khi đói
  2. Đau sau khi ăn no
  3. Đau cả khi đói lẫn khi no
  4. Không bao giờ đau

 12. Bệnh nhân có hội chứng dạ dày – tá tràng thường có đặc điểm

  1. Cảm giác nóng rát vùng trung vị, kèm theo ợ hơi, ợ chua, hiếm khi buồn nôn hoặc nôn
  2. Cảm giác nóng rát vùng thượng vị, không kèm ợ hơi, ợ chua, nhưng thường kèm theo buồn nôn hoặc nôn
  3. Cảm giác nóng rát vùng trung vị và thượng vị, không có ợ hơi, ợ chua, buồn nôn hoặc nôn
  4. Cảm giác nóng rát vùng thượng vị, có kèm ợ hơi, ợ chua, buồn nôn hoặc nôn

 13. 4 biến chứng thường xảy ra của loét dạ dày – tá tràng

  1. Xuất huyết dạ dày, xuất huyết tá tràng, thủng tá tràng, hẹp tâm vị
  2. Xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, ung thư tiêu hóa
  3. Xuất huyết dạ dày, thủng tá tràng, hẹp đáy vị, thủng hồi tràng
  4. Xuất huyết tá tràng, thủng dạ dày, hẹp hang vị, ung thư hổng tràng và hồi tràng

 14. Xuất huyết dạ dày trong trường hợp nhẹ có đặc điểm

  1. Bệnh nhân nôn ra máu
  2. Bệnh nhân đi cầu ra phân đen
  3. Bệnh nhân vừa nôn ra máu, vừa đi cầu phần đen
  4. Bệnh nhân tụt huyết áp, mạch nhanh, da tái nhợt

 15. Xuất huyết dạ dày trong trường hợp nặng có đặc điểm

  1. Bệnh nhân đi cầu phân đen
  2. Bệnh nhân nôn ra máu
  3. Bệnh nhân tụt huyết áp, mạch nhanh, da tái nhợt
  4. Tất cả đều đúng

 16. Bệnh nhân bị thủng dạ dày có đặc điểm

  1. Đau bụng vùng hạ vị đột ngột, bụng co cứng
  2. Đau bụng vùng trung vị đột ngột, bụng mềm
  3. Đau bụng vùng thượng vị đột ngột, bụng co cứng
  4. Đau bụng vùng thượng vị đột ngột, bụng mềm

17. Bệnh nhân bị hẹp môn vị có đặc điểm

  1. Ăn uống khó tiêu, nôn liên tục, nôn ra thức ăn của ngày hôm trước
  2. Ăn uống dễ tiêu, nôn ít, nôn ra thức ăn vừa mới ăn
  3. Ăn uống khó tiêu, nôn ít, nôn ra thức ăn của ngày hôm trước
  4. Ăn uống dễ tiêu, nôn liên tục, nôn ra thức ăn vừa mới ăn

 18. Bệnh nhân bị hẹp môn vị có đặc điểm

  1. Nôn từng đợt, mỗi đợt một ít, không liên tục nên bệnh nhân không kiệt sức hoặc gầy sút nhanh
  2. Nôn liên tục, nôn kéo dài làm bệnh nhân kiệt sức, gầy sút nhanh
  3. Nôn từng đợt, mỗi đợt rất nhiều, liên tục làm bệnh nhân chán ăn gây kiệt sức và gầy sút nhanh
  4. Nôn liên tục, nôn rất ngắn, bệnh nhân hoàn toàn không kiệt sức

 19. Ung thư tiêu hóa có đặc điểm

  1. Là biến chứng của loét dạ dày – tá tràng ít nguy hiểm vì không đưa đến tử vong
  2. Là biến chứng của viêm dạ dày – tá tràng rất nguy hiểm vì dễ đưa đến tử vong
  3. Là biến chứng của loét dạ dày – tá tràng rất nguy hiểm vì dễ đưa đến tử vong
  4. Là biến chứng của viêm dạ dày – tá tràng ít nguy hiểm vì không đưa đến tử vong

 20. Ung thư tiêu hóa có đặc điểm

  1. Những vết loét ở bờ cong lớn của dạ dày dễ tiến triển thành ung thư
  2. Những vết loét ở bờ cong nhỏ của dạ dày dễ tiến triển thành ung thư
  3. Những vết loét ở bờ cong lớn và cả bờ cong nhỏ dạ dày dễ tiến triển thành ung thư như nhau
  4. Những vết loét ở bờ cong lớn và bờ cong nhỏ dạ dày chỉ gây xơ chai, hiếm khi đưa đến ung thư

Related Articles

Để lại một bình luận