I. Bắt đầu bài thi Chẩn đoán ngôi thế-kiểu thế bằng cách bấm vào nút “Start”
Chẩn đoán ngôi thế-kiểu thế
II. Xem trước các câu hỏi của bài thi Chẩn đoán ngôi thế-kiểu thế ở dưới đây:
1.Khi khám chuyển dạ một ngôi chỏm, xác định thóp sau ở vị trí 7 giờ thì kiểu thế của trường hợp này là:
A. Chẩm chậu trái trước
B. Chẩm chậu phải trước
C. Chẩm chậu trái sau
D. Chẩm chậu phải sau
2. Khi xác định ngôi mặt, ta phải có điểm mốc của ngôi là:
A. Thóp sau
B. Gốc mũi
C. Cằm
D. Miệng thai nhi
3. Khi xác định ngôi ngang, ta phải có điểm mốc của ngôi là:
A. Mỏm vai thai nhi
B. Bụng thai nhi
C. Lưng thai nhi
D. Khuỷu tay thai nhi
4. Đường kính lọt của ngôi chỏm là đường kính hạ chẩm – thóp trước có kích thước:
A. 9cm
B. 11cm
C. 13cm
D. 9,5cm
5. Hãy xác định câu đúng nhất định nghĩa ngôi thai:
A. Là phần thai nhi trình diện trước eo trên trong khi có thai
B. Là phần thai nhi trình diện trước eo trên trong khi chuyển dạ
C. Là phần thai nhi trình diện trước eo trên trong khi có thai và khi chuyển dạ
D. Là điểm mốc của ngôi trình diện trước eo trên trong khi chuyển dạ
6. Xác định câu đúng nhất khi nói về ngôi ngược hoàn toàn:
A. Toàn bộ mông thai nhi trình diện trước eo trên
B. Mông và đầu gối thai nhi cùng trình diện trước eo trên
C. Chân thai nhi trình diện trước eo trên
D. Mông và hai chân thai nhi cùng trình diện trước eo trên
7. Thế của ngôi thai là:
A. Tương quan giữa lưng thai với bên phải hay trái của khung chậu
B. Tuơng quan giữa điểm mốc của ngôi thai với bên phải hay bên trái của khung
chậu người mẹ
C. Tương quan giữa lưng thai nhi với khớp cùng chậu bên phải hay bên trái
D. Tương quan giữa điểm mốc của ngôi thai với khớp cùng chậu hay gai mào chậu
của khung chậu người mẹ
8. Khám âm đạo khi CTC đã mở, sờ thấy gốc mũi ở vị trí gai mào chậu lược phải, cách đọc kiểu thế nào sau đây là đúng:
A. Trán chậu phải sau.
B. Mũi chậu phải trước.
C. Cằm chậu phải trước.
D. Mũi chậu trái trước.
9. Đường kính lọt của ngôi mặt là:
A. Hạ chẩm – thóp trước
B. Chẩm – trán
C. Thượng chẩm – trán
D. Hạ cằm – thóp trước
10. Trong các câu dưới đây hãy xác định một câu mà ngôi có kiểu thế đó đẻ được đường dưới:
A. Ngôi mặt – cằm cùng
B. Ngôi ngang: vai chậu phải trước
C. Ngôi trán:Mũi chậu trái trước
D. Ngôi mặt cằm vệ
11. Trong điều kiện bình thường ngôi thai nào không đẻ được đường dưới:
A. Ngôi chỏm
B. Ngôi mặt cằm vệ
C. Ngôi mông
D. Ngôi trán
12. Kiểu thế là gì?
A. Là tương quan giữa điểm mốc của ngôi thai với bên phải hay bên trái của khung chậu người mẹ
B. Kiểu thế là mối tương quan giữa điểm mốc của ngôi thai với vị trí trước-sau của khung chậu người mẹ
C. Là tương quan giữa điểm mốc của ngôi thai với mào chậu lược khung chậu
D. Là tương quan giữa điểm mốc của ngôi thai với gờ vô danh phải hoặc trái của khung chậu
13. Khi khám một trường hợp chuyển dạ ngôi chỏm, sờ được thóp sau ở vị trí 2 giờ thì kiểu thế là:
A. Chẩm chậu trái trước
B. Chẩm chậu trái sau
C. Chẩm chậu phải trước
D. Chẩm chậu phải sau
14. Cách xác định ngôi chính xác nhất trên lâm sàng là:
A. Nhìn hình dáng tử cung
B. Nắn tìm cực đầu thai nhi
C. Nắn tìm cực mông thai nhi
D. Khám âm đạo tìm được mốc ngôi khi cổ tử cung đã mở
15. Nhìn hình dáng tử cung có thể chẩn đoán sơ bộ ngôi thai:
A. Tử cung hình trứng là ngôi ngang
B. Tử cung hình trứng là ngôi dọc
C. Tử cung hình trứng là ngôi đầu
D. Tử cung hình trứng là ngôi ngược
16. Trên lâm sàng, dựa vào nắn ngoài thành bụng có thể chẩn đoán là ngôi đầu nếu:
A. Cực dưới là một khối to, mềm, tròn, ít di động
B. Cực dưới là một khối tròn rắn, có dấu hiệu lúc lắc
C. Tiểu khung rỗng
D. Cực dưới là khối to, mềm, không tròn, liên tục với diện phẳng
17. Việc chẩn đoán độ cúi chỉ áp dụng cho ngôi:
A. Mặt
B. Chỏm
C. Mông
D. Trán
.
18. Số lượng về thế, kiểu thế lọt, kiểu thế sổ của ngôi chỏm là:
A. 2 thế, 4 kiểu thế lọt, 2 kiểu thế sổ
B. 2 thế, 4 kiểu thế lọt, 4 kiểu thế sổ
C. 2 thế, 6 kiểu thế lọt, 2 kiểu thế sổ
D. 4 thế, 4 kiểu thế lọt, 2 kiểu thế sổ
19. Hãy chọn câu đúng nhất về số lượng kiểu sổ và kiểu sổ của ngôi chỏm:
A. Một kiểu sổ: chẩm vệ
B. Một kiểu sổ chẩm cùng
C. Có hai kiểu sổ: chẩm ngang trái và chẩm ngang phải
D. Có hai kiểu sổ: chẩm vệ và chẩm cùng
20. Để chẩn đoán thế của ngôi thai người ta thường dựa vào:
A. Điểm mốc của ngôi nằm ở phía bên nào của khung chậu người mẹ.
B. Độ mở của cổ tử cung.
C. Vị trí của ngôi thai
D. Vị trí của tim thai.