Đề thi trắc nghiệm Hóa sinh – Phần 5 (20 test)

Đề thi trắc nghiệm Hóa sinh – Phần 5 (20 test)

bởi admin

I. Bắt đầu bài thi bằng cách bấm vào nút “Start” 

Hóa Sinh- Phần 5

Start
Congratulations - you have completed Hóa Sinh- Phần 5. You scored %%SCORE%% out of %%TOTAL%%. Your performance has been rated as %%RATING%%
Your answers are highlighted below.
Return
Shaded items are complete.
12345
678910
1112131415
1617181920
End
Return

Xem tất cả các phần trắc nghiệm Hóa Sinh khác ở đây:

Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 4 | Phần 5 | Phần 6 | Phần 7 | Phần 8

II. Xem trước các câu hỏi của bài thi ở dưới đây

1.Áp lực thẩm thấu là gì:

A. Là áp lực do nước tác động lên thành mạch

B. Là áp lực do các tế bào huyết cầu tác dụng lên thành mạch

C. Là áp lực do thành mạch tác dụng vào tế bào cơ trơn

D. Là áp lực tạo bởi các chất hoà tan trong dung dịch (protein, chất điện giải…)

2. Em hãy cho biết enzym amylase do tế bào nào của người trưởng thành bài xuất

A. Tuyến tuỵ ngoại tiết

B. Tuyến nước bọt mang tai

C. Tuyến tuỵ và tuyến nước bọt

D. Tuyến tiêu hoá

3. Vì sao khi đánh giá chức năng gan lại có xét nghiệm albumin máu:

A. Vì gan là nơi duy nhất thoái hoá để loại bỏ albumin cho máu

B. Vì gan cung cấp acid amin cho cơ tổng hợp albumin

C. Vì gan là nơi duy nhất tổng hợp albumin cho máu

D. Tất cả các ý trên đều sai

4. Trong trường hợp vàng da tại gan, biểu hiện xét nghiệm:

A. Tăng bilirubin tự do trong máu

B. Tăng bilirubin liên hợp trong máu

C. Tăng cả bilirubin tự do và liên hợp

D. Nồng độ bilirubin máu bình thường

5. Nguyên nhân gây vàng da sau gan:

A. Sỏi mật, u đầu tuỵ

B. Tan máu

C. Viêm gan

D. Xơ gan

6. Biểu hiện xét nghiệm của vàng da sau gan:

A. Tăng bilirubin tự do

B. Sắc tố mật (-) trong nước tiểu

C. Muối mật (-) trong nước tiểu

D. Sắc tố mật, muối mật (+) trong nước tiểu

7. Gan không có chức năng nào sau đây:

A. Tạo mật

B. Chuyển hoá các chất

C. Bài tiết các chất cặn bã

D. Khử độc

8. Các acid mật được gan tổng hợp từ nguyên liệu nào sau đây:

A. Bilirubin liên hợp

B. Cholesterol

C. Glycogen

D. Albumin

9. Quá trình chuyển hoá glucid nào ở gan được nhấn mạnh nhất:

A. Tổng hợp và phân ly glycogen

B. Tổng hợp glucose

C. Thoái hoá glucose

D. Thoái hoá galactose

10. Thông qua hệ thống Renin-Angiotensin-Aldosteron thận thực hiện chức năng gì:

A. Chức năng bài tiết

B. Chức năng chuyển hoá

C. Chức năng nội tiết

D. Chức năng thăng bằng acid-base

11. Quá trình siêu lọc xảy ra ở vị trí nào trong mỗi nephron:

A. Cầu thận

B. Ống lượn gần

C. Ống lượn xa và ống góp

D. Quai Henle

12. Chất được thận tái hấp hoàn toàn là:

A. Glucose

B. Acid amin

C. Muối vô cơ

D. Urê

13. pH nước tiểu kiềm gặp trong bệnh:

A. Đái tháo đường

B. Viêm ống thận

C. Viêm bàng quang, thận – bể thận

D. Viêm gan

14. Nồng độ urê bình thường trong nước tiểu:

A. 15mg – 20mg/24h

B. 20 – 30mg/24h

C. 20 – 30 g/24h

D. > 30g/24h

15. Hiện tượng phân bạc màu là do:

A. Suy giảm chức năng gan

B. Tắc mật

C. Tan máu và viêm gan

D. Tan máu

16. Hormon có tác dụng tăng tái hấp thu nước ở ống thận:

A. Vasopressin (ADH)

B. GH

C. Glucagon

D. Insulin

17. Những cơ quan tham gia điều hoà thăng bằng nước và các chất vô cơ:

A. Thận, phổi

B. Ống tiêu hoá

C. Da

D. Tất cả các ý trên đều đúng

18. Áp suất thẩm thấu có tác dụng:

A. Đẩy nước ra khỏi vùng tác dụng

B. Hút nước về vùng tác dụng

C. Giữ nước và hút nước về vùng tác dụng

D. Đẩy nước và hút nước về vùng tác dụng

19. Bệnh nhân truyền nhiều dịch mà không đào thải được nước ra ngoài gây tình trạng:

A. Ứ nước ngoài tế bào

B. Ứ nước trong tế bào

C. Ứ nước bên ngoài và mất nước bên trong tế bào

D. Ứ nước đơn thuần trong tế bào

20. Nồng độ các chất điện giải máu tăng trong trường hợp:

A. Ỉa chảy kéo dài

B. Nôn nhiều

C. Mất dịch do bỏng

D. Tất cả các ý trên đều đúng

Related Articles

Để lại một bình luận