I. Bắt đầu bài thi bằng cách bấm vào nút “Start”
Huyết Học- Phần 3
Xem tất cả các phần trắc nghiệm Huyết Học khác ở đây:
Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 4 | Phần 5 | Phần 6 |
II. Xem trước các câu hỏi của bài thi ở dưới đây
1.Một người được coi là thiếu máu khi:
- Khó thở khi gắng sức,
- Có lượng huyết sắc tố dưới 130 g/l
- Có lượng huyết sắc tố thấp so với người cùng tuổi, cùng giới, cùng trạng thái và điều kiện sống (môi trường)
- Có lượng huyết sắc tố thấp hơn 125g/l
2. Căn cứ để xác định có thiếu máu là dựa vào kết quả xét nghiệm:
- Đếm số lượng hồng cầu
- Định lượng huyết sắc tố
- Hematocrit
- Thể tích trung bình hồng cầu và nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu
3. Bệnh tan máu tự miễn có nguyên nhân là:
- Do không sinh được máu
- Do chảy máu
- . Do cơ thể sinh kháng thể phá huỷ hồng cầu nên tan máu.
- Do sinh ra tế bào hồng cầu dễ bị huỷ
4. Đặc điểm của thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc là;
- MCV nhỏ hơn 80 fl, MCHC nhỏ hơn 330g/l.
- . MCV nhỏ hơn 80 fl, MCHC nhỏ hơn 320g/l
- MCV nhỏ hơn 80 fl, MCHC nhỏ hơn 300g/l
- MCV nhỏ hơn 85 fl, MCHC nhỏ hơn 330g/l
5. Căn cứ để phân loại thiếu máu dựa trên khích thước hồng cầu là:
- Số lượng hồng cầu
- Định lượng huyết sắc tố
- Hematocrit
- Thể tích trung bình hồng cầu và nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu
6. Được coi là thiếu máu hồng cầu to khi bệnh nhân thiếu máu và có:
- MCV lớn hơn 100 fl.
- MCV lớn hơn 90 fl.
- MCV lớn hơn 95 fl.
- MCHC lớn hơn 360g/l
7. Căn cứ để phân múc độ thiếu máu ở bệnh nhân thiếu máu mạn là dụa vào:
- Số lượng hồng cầu
- Nồng độ huyết sắc tố
- Hematocrit
- Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC)
8. Nguồn sắt chủ yếu để cơ thể bình thường tổng hợp huyết sắc tố hàng ngày là do:
- Tái hấp thu từ phân huỷ hồng cầu già
- Hấp thu từ ruột non
- Từ nguồn sát dự trữ.
- . Đưa vào cơ thể bằng đường tiêm
9. Biểu hiện xét nghiệm tế bào đặc trưng ở bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt là;
- Số lượng hồng cầu giảm
- . Nồng độ huyết sắc tố giảm
- MCV và MCHC giảm nặng
- Hematocrit giảm
10. Xét nghiệm sắt ở bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt thường là:
- Sắt huyết thanh giảm. ferritin huyết thanh tăng
- Sắt huyết thanh giảm. ferritin huyết thanh giảm
- Sắt huyết thanh tăng. ferritin huyết thanh tăng
- Sắt huyết thanh tăng. ferritin huyết thanh giảm
11. Chẩn đoán thiếu máu bình sắc hồng cầu bình thường khi bệnh nhân thiếu máu và có kết quả xét nghiệm là:
- A. MCH > 28 pg , MCHC > 300 g/l, MCV từ >80- 100 fl
- MCH > 28 pg , MCHC > 320 g/l, MCV từ >80- 100 fl
- MCH > 28 pg , MCHC > 300 g/l, MCV từ >80- 95 fl
- MCH > 26 pg , MCHC > 320 g/l, MCV từ >80- 105 fl
12. Bệnh nhân thiếu máu bình sắc hồng cầu bình thường có hồng cầu lưới tăng, sắt huyết thanh tăng, bilirubin gián tiếp tăng thì nghĩ tới nguyên nhân là:
- Suy tuỷ xương.
- Tan máu.
- Chảy máu
- Tuỷ xương bị ức chế.
13. Bệnh nhân thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ có hồng cầu lưới tăng, sắt huyết thanh tăng thì nghĩ tới nguyên nhân là:
- Suy tuỷ xương
- Tan máu tự miễn.
- Chảy máu
- . Bệnh huyết sắc tố.
14. Hội chứng tan máu gồm các triệu chứng:
- Sốt, nhiễm trùng, hoàng đảm.
- Sốt, thiếu máu, hoàng đảm.
- Sốt, thiếu máu, nhiễm trùng, gan lách to.
- Sốt, thiếu máu, hoàng đảm, tiểu sẫm, gan lách to.
- Nhiễm trùng, thiếu máu, gan lách hạch to.
15. Biểu hiện xét nghiệm sinh hóa của tan máu là:
- Tăng bilirubin gián tiếp. Tăng LDH.
- Giảm haptoglobin. Tăng sắt ferritin.
- Tất cả các ý trên.
16. Hồng cầu lưới trong bệnh lý tan máu thường;
- Giảm<1%.
- Tăng nhẹ <5%.
- Bình thường.
- Tăng mạnh, tới 30%.
17. Trên tiêu bản máu ngoại vi (nhuộm giemsa) của tan máu có thể gặp:
- Nguyên tiền hồng cầu.
- Nguyên hồng cầu ưa base và đa sắc.
- Nguyên hồng cầu ưa đa sắc và axit.
- Hồng cầu lưới.
18. Bệnh huyết sắc tố H là bệnh:
- Mất 1 gen alpha.
- Mất 2 gen alpha.
- Mất 3 gen alpha.
- Mất 4 gen alpha.
19. Bệnh thalasemia là bệnh gây ra do:
- Đột biến gen tổng hợp globin.
- Giảm khả năng tổng hợp globin.
- Mất khả năng tổng hợp globin.
- Giảm và mất khả năng tổng hợp globin.
- Thiếu men G6PD.
20. Bệnh Minkowski Chauffard là bệnh mà hồng cầu có hình thái:
- Giọt nước.
- Hình liềm.
- Hình cầu.
- Hình ovan.
- Nhược sắc hồng cầu nhỏ.
*