Đề thi trắc nghiệm Huyết học – Phần 6 (28 test)

Đề thi trắc nghiệm Huyết học – Phần 6 (28 test)

bởi admin

I. Bắt đầu bài thi bằng cách bấm vào nút “Start” 

Huyết Học- Phần 6

Start
Congratulations - you have completed Huyết Học- Phần 6. You scored %%SCORE%% out of %%TOTAL%%. Your performance has been rated as %%RATING%%
Your answers are highlighted below.
Return
Shaded items are complete.
12345
678910
1112131415
1617181920
2122232425
262728End
Return

Xem tất cả các phần trắc nghiệm Huyết Học khác ở đây:

Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 4 | Phần 5 | Phần 6 |

II. Xem trước các câu hỏi của bài thi ở dưới đây

1.Để đảm bảo an toàn trong truyền máu cần :

  1. Thực hiện xét nghiệm sàng lọc tất cả túi máu trước khi truyền cho bệnh nhân.
  2. Nhân viên y tế cần tuân thủ nghiêm ngặt qui định về bảo hộ lao động trong khi làm công tác y tế.
  3. Không thu gom máu đối vơí người có nguy cơ cao
  4. Cả ba câu trên đều đúng

2.  Người cho máu an toàn nhất là :

  1. . Người cho máu tự nguyện nhắc lại không lấy tiền
  2. Người nhà, người thân cho máu
  3. Người cho máu chuyên nghiệp
  4. Cả 3 câu trên đều sai

3.  Nguy cơ lây truyền các tác nhân lây bệnh sẽ thấp hơn nếu :

  1. Lựa chọn người cho máu cẩn thận .
  2. Sàng lọc trực tiếp các tác nhân nhiễm trùng từ túi máu
  3. Loại bỏ các thành phần đặc biệt của máu có chứa các tác nhân nhiễm trùng
  4.  Tất cả câu trên đều đúng

4.  Thử nghiệm Elisa cạnh tranh được tiến hành theo nguyên tắc:

  1.  Kháng thể tự nhiên nếu có trong huyết thanh sẽ cạnh tranh với kháng thể đặc hiệu gắn men để kết hợp  với kháng nguyên cố định sẵn trên giếng thử.
  2. Kháng thể của virus trong mẫu xét nghiệm gắn vơí kháng nguyên virus cố định và được phát hiện nhờ kháng nguyên virus gắn men tự do.
  3. Kháng thể virus nào có trong mẫu xét nghiệm sẽ gắn với kháng nguyên virus đã cô định và được phát hiện nhờ kháng thể chống người gắn men.
  4. Cả 3 câu trên đều sai

5.  Một trong những kỹ thuật để phát hiện kháng nguyên HIV là:

  1. Kỹ thuật ngưng kết
  2. Kỹ thuật miễn dịch gắn men
  3. Kỹ thuật miễn dịch phóng xạ
  4.  Kỹ thuật lai tạo tại chỗ tổ chức nhiễm HIV.

6.  Kỹ thuật phát hiện sớm nhất HIV hiện nay là:

  1. Kỹ thuật miễn dịch gắn men
  2. Kỹ thuật miẽn dịch huỳnh quang
  3.  Kỹ thuật khuếch đại chuỗi (PCR)
  4. Kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

7.  Chỉ có thể kết luận một bệnh nhân bị nhiễm HIV khi:

  1. Kết quả test nhanh dương tính ở lần thử máu đầu.
  2. Kết quả Elisa dương tính ở lần thử máu đầu.
  3.  Kết quả Elisa dương tính được thực hiện bằng 3 loại thuốc thử với 3 nguyên tắc khác nhau ở lần thử máu thứ 2 .
  4. Câu a và b đúng.

8.  Ba con đường chính để lây truyền HIV là:

  1. Quan hệ tình dục với người bị nhiễm
  2. Truyền máu đã bị nhiễm HIV
  3. Từ mẹ truyền cho con
  4.  Tất cà đều đúng

9. Các phương pháp để sàng lọc HIV bằng kỹ thuật Elisa là:

  1. Elisa kháng globulin
  2. Elisa cạnh tranh
  3. Elisa kẹp chả
  4. Cả 3 câu trên đều đúng

10.  Kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên bề mặt của HBV là:

  1.  HBsAb
  2. HBeAb
  3. HBcAb
  4. Cả 3 câu trên đều sai

11. Sự xuất hiện của kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên bề mặt của HBV có vai trò:

  1. Bảo vệ cơ thể chống taí nhiễm
  2. Báo hiệu bệnh nhân đã khỏi bệnh hoàn toàn
  3. Báo hiệu thời kỳ hồi phục bệnh
  4. Báo hiệu HBV đã tấn công vào gan.

12.  Kỹ thuật để phát hiện anti-HCV được sử dụng phổ biến tại các bệnh viện hiện nay là:

  1. Kỹ thuật miễn dịch gắn men (Elisa)
  2. Kỹ thuật PCR
  3. Kỹ thuật miễn dịch phóng xạ
  4. Kỹ thuật ngưng kết

13. Các kỹ thuật nhằm phát hiện sự hiện diện của virus viêm gan C là:

  1. Kỹ thuật chẩn đoán nhanh hiện kháng thể kháng HCV
  2. Kỹ thuật miễn dịch gắn men(ELISA)
  3. Kỹ thuật khuếch đại chuỗi (PCR)
  4. Tất cả đều đúng

14.  Chọn câu sai:

  1. Vào trước năm 1989 ,virus viêm gan C còn được gọi là virus non A- non B
  2. HCV thuộc họ Flaviridae
  3. HCV có thể gây viêm gan cấp, viêm gan mạn,
  4. Để chẩn đoán HCV, hiện nay người ta dùng kỹ thuật ELISA để phát hiện kháng nguyên của virus.

15.  Kỹ thuật được sử dụng để sàng lọc HCV ở nước ta hiện nay là phát hiện:

  1. Kháng nguyên
  2.  Kháng thể
  3. Bộ phận di truyền (genome)
  4. Cả ba câu trên đều sai.

16.  Kỹ thuật nào sau đây được sử dụng để tầm soát giang mai trong truyền máu :

  1. Kỹ thuật VDRL
  2. Kỹ thuật TPHA
  3. Kỹ thuật Widal
  4. Câu a và b sai

17. Loại xoắn khuẩn giang mai nào  sau đây được xem là tác nhân gây bệnh quan trọng nhất:

  1. T. Pallidum-pallidum
  2. T.Palidum-pertenuve
  3. T.Pallidum-carateum
  4. T.pallidum-endemicum

18. Kỹ thuật phổ biến được sử dụng hiện nay ở nước ta để sàng lọc ký sinh trùng sốt rét trong truyền máu là:

  1. A. Kỹ thuật kéo làn máu mỏng, nhuộm giêm sa rồi quan sát dưới kính hiển vi
  2. Kỹ thuật miễn dịch gắn men
  3. Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang
  4. Kỹ thuật ngưng kết

19. Lựa chọn câu đúng

  1. Nhiễm ký sinh trùng sốt rét loại P.malarie thường có tỷ lệ tử vong cao nhất
  2. Muỗi Anophenes đực là trung gian truyền bệnh sốt rét.
  3. Ở các nước Châu Á, tỷ lệ nhiễm P.ovale rất cao.
  4.  Ký sinh trùng sốt rét được lây qua vết đốt của muỗi Anophenes cái mang mầm bệnh.

20.  Biện pháp đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế khi tiến hành làm công tác y tế là:

  1. Mang găng tay cao su, khẩu trang khi lấy maú, tiếp xúc vơí các bệnh phẩm.
  2. Áp dụng các biện pháp dự phòng thích hợp để bảo vệ da và niêm mạc khi tiếp xúx với máu và dịch của bất kỳ bệnh nhân nào.
  3. Khi tổn thương hoặc khi máu bắn vào da phải sát khuẩn ngay vùng da bị nhiễm bẩn bằng dung dịch sát khuẩn
  4. Tất cả câu trên đều đúng

21.  Các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn trong truyền máu là:

  1. Lọc bạch cầu trước khi truyền máu
  2.  Chỉ định truyền máu đúng, truyền máu từng phần
  3. Áp dụng các phương pháp khử trùng các thành phần máu .
  4. Tất cả đều đúng.

22. Chế phẩm máu từ máu toàn phần được sản xuất bằng cách:

  1. Chỉ bằng cách ly tâm phân lớp
  2. . Ly tâm phân lớp hoặc tách bằng máy tách thành phần máu tự động
  3. Để lắng tự nhiên
  4. Tất cả các phương pháp trên

23. Khối hồng cầu được chỉ định:

  1.  Cho bệnh nhân thiếu máu
  2. Bù thể tích tuần hoàn
  3. Bù yếu tố đông máu
  4. Bổ sung protein máu

24. Huyết tương tươi đông lạnh được bảo quản ở điều kiện:

  1. 2-6°C
  2.  -20°C đến -30°C
  3. 20-24°C
  4. -20°C đến -30°C và lắc lien tục

25.  Huyết tương tươi đông lạnh được chỉ định để

  1. Bù yếu tố đông máu
  2. Tăng số lượng tiểu cầu cho bệnh nhân
  3. Tăng nồng độ hemoglobin cho bệnh nhân
  4. Bù yếu tố đông máu và hồng cầu cho bệnh nhân

26. Tủa lạnh được sản xuất trực tiếp từ:

  1. Máu toàn phần
  2. Huyết tương tươi đông lạnh
  3. Huyết tương giàu tiểu cầu
  4. Tập hợp huyết tương của 30.000 người cho

27.  Nhóm máu Rh(D-) để chỉ người:

  1.  Không có kháng nguyên D trên hồng cầu
  2. Có kháng nguyên D trên hồng cầu
  3. Có kháng nguyên d, c, e trên hồng cầu
  4. Không có kháng nguyên hệ Rh trên hồng cầu

28.  Người có nhóm máu Du cần truyền máu thì truyền:

  1. Máu của người nhóm Du
  2. Máu của người nhóm D 1 phần
  3. Máu của người nhóm D (âm) (RhD-)
  4. Bất kỳ nhóm máu gì hệ Rh.

Related Articles

Để lại một bình luận