I. Bắt đầu bài thi Ngoại khoa-Các vấn đề về mạch máu ngoại khoa bằng cách bấm vào nút “Start”
Ngoại khoa-dạ dày-ruột-gan-tụy- Phần 2
II. Xem trước các câu hỏi của bài thi Ngoại khoa-Các vấn đề về mạch máu ngoại khoa
dưới đây:
1 Những bệnh nhân được chẩn đoán bằng chụp tĩnh mạch có huyết khối tĩnh
mạch sâu ở bắp chân:
a. Có thể phục hồi không triệu chứng nếu được chữa trị đúng lúc với thuốc chống
đông.
b. Có thể được điều trị hiệu quả với heparin liều thấp.
c. Có thể được điều trị hiệu quả với tất nén hơi.
d. Có thể được điều trị hiệu quả với acid acetylsalicylic.
e. Có nguy cơ đáng kể bị tắc mạch phổi.
2. Một người đàn ông 70 tuổi bị phình động mạch chủ bụng bị dò được phẫu
thuật, sau đó trong 6 giờ đầu ông ta xuất hiện triệu chứng thiểu niệu (tổng lượng
nước tiểu từ lúc phẫu thuật chỉ được 25 mL). Xét nghiệm nào giúp ích chẩn đoán
nhất?
a. Chụp scan thận
b. Chụp động mạch chủ bụng (ND: đặt catheter vào động mạch chủ, bơm thuốc cản
quang và tiến hành chụp động mạch)
c. Áp lực tiền gánh tim trái.
d. Nồng độ Natri niệu.
e. Độ thanh thải creatinine .
3. Khi phẫu thuật tái tạo lại động mạch chủ, khả năng “sống” được của đại tràng
sigma có thể được đánh giá tin cậy nhất bằng:
a. Đo áp lực mỏm cụt động mạch mạc treo tràng dưới trong lúc phẫu thuật.
b. Doppler động mạch mạc treo sigma trong lúc phẫu thuật.
c. Quan sát trong lúc phẫu thuật các nhu động ruột.
d. Soi kết tràng sigma sau phẫu thuật.
e. Thụt bari sau phẫu thuật.
4. Một phụ nữ 25 tuổi vào cấp cứu với vùng đỏ và đau ở bàn chân phải cho tới
giữa cẳng chân của cô ta. Cô ta khai rằng chân phải của mình đã bị sưng ít nhất 15
năm, nhưng chân trái thì bình thường. Nhiệt độ bệnh nhân khi thăm khám là 39oC
(102.2oF). Chân trái bình thường. Chân phải không đau, nhưng bị sưng dưới dây
chằng bẹn và có một viêm mô tế bào thấy được ở chân phải. Vấn đề bên dưới của
bệnh nhân là:
a. Hội chứng “động mạch khoeo mắc bẫy” (popliteal artery entrapment syndrome)
b. Thiểu năng động mạch cấp tính.
c. Phù bạch mạch tiên phát
d. Huyết khối tĩnh mạch sâu
e. Tất cả đều sai.
5. Một phụ nữ 76 tuổi vào viện vì đau lưng và hạ huyết áp. Người ta chụp CT-scan
(hình dưới), và bệnh nhân được đưa vào phòng phẫu thuật. Ba ngày sau khi cắt một
phình ĐM chủ bụng bị đứt, bà ta phàn nàn về đau nhiều cạnh sườn trái và chảy máu
trực tràng. Chẩn đoán phải được nghĩ đến ngay lập tức là:
a. Viêm ruột non- kết tràng do liên cầu
b. Viêm túi thừa
c. Dị dạng động- tĩnh mạch chảy máu.
d. Thiếu máu cục bộ kết tràng trái.
e. Ung thư biểu mô kết tràng chảy máu.
6. Một người đàn ông 80 tuổi có một khối ở bụng không có triệu chứng. Người ta
tiến hành chụp mạch, với kết quả ở bên dưới. Bệnh nhân nên được khuyên :
a. Nên tiến hành phẫu thuật, nhưng tỉ lệ tử vong dự đoán là 20%
b. Chỉ nên phẫu thuật khi xuất hiện các triệu chứng
c. Phẫu thuật giúp bệnh nhân sống thêm được 5 năm
d. Phẫu thuật phần phình này không nên tiến hành trên bệnh nhân ở lứa tuổi này
e. Chỉ nên phẫu thuật khi siêu âm sau đó phát hiện sự tăng kích thước.
7. Một người đàn ông 75 tuổi được một bác sĩ nội khoa phát hiện tiếng thổi ở
động mạch cảnh nhưng không có triệu chứng. Thăm khám chẩn đoán tốt nhất đầu
tiên là:
a. Chụp Doppler ngang sọ
b. Chụp siêu âm Doppler
c. Chụp mạch CT xoắn ốc
d. Chụp cung động mạch chủ bằng đường động mạch cảnh
e. Chụp mạch cộng hưởng từ (MRA)
8. Một chụp mạch ở bệnh nhân trên có kết quả như hình dưới. Bệnh nhân có tăng
huyết áp nhẹ và COPD nhẹ. Khuyến cáo hiện tại đối với bệnh nhân là:
a. Điều trị nội khoa với aspirin 325 mg/day và kiểm soát các yếu tố nguy cơ
b. Điều trị nội khoa với warfarin
c. Tạo hình mạch với tổn thương động mạch cảnh bằng cánh cắt bỏ lớp áo trong ĐM
cảnh nếu như tạo hình mạch không thành công.
d. Cắt bỏ lớp áo trong động mạch cảnh
e. Kiểm soát yếu tố nguy cơ và cắt bỏ lớp áo trong động mạch cảnh nếu xuất hiện các
triệu chứng thần kinh.
10. Một người đàn ông 55 tuổi gần đây khởi phát rung nhĩ với chi dưới bên trái
lạnh, mất mạch. Ông ta phàn nàn mình bị dị cảm chân trái và không thể gập các ngón
chân. Sau khi được phẫu thuật lấy vật nghẽn ở kheo thành công, với mạch đập lại sờ
được, thì bệnh nhân vẫn không thể gập các ngón chân. Bước xử trí tiếp theo là:
a. Điện cơ đồ (EMG)
b. Đo áp lực ngăn trước
c. Kê cao chân trái
d. Mở mạc bọc ngăn ngay.
e. Dùng nẹp phía sau
11. Người ta khuyến cáo điều trị bảo tồn hơn là phẫu thuật tái tạo động mạch đối
với những bệnh nhân có các dấu hiệu và triệu chứng nào dưới đây của thiểu năng
động mạch?
a. Loét thiếu máu cục bộ
b. Bệnh lý thần kinh thiếu máu cục bộ
c. Đi tập tễnh
d. Đau bàn chân về đêm
e. Hoại thư ngón chân
12. Điều nào sau đây là đúng liên quan tới liệu pháp kháng tiểu cầu:
a. Aspirin là một tác nhân kháng tiểu cầu có hiệu quả
b. Đa số các tác nhân kháng tiểu cầu hoạt động làm tăng tổng hợp prostaglandin
c. Các tác nhân kháng tiểu cầu không làm tăng tỉ lệ các ghép bắc cầu động mạch
vành.
d. Aspirin có thể dùng để điều trị viêm huyết khối tĩnh mạch sâu
e. Hiệu lực kháng tiểu cầu của aspirin kéo dài suốt đời sống tiểu cầu, nói chung
khoảng 20-25 ngày
13. Hội chứng trộm dưới đòn liên quan với những bất thường huyết động nào dưới
đây?
a. Dòng chảy chạy phía trước qua một động mạch đốt sống
b. Xung huyết tĩnh mạch chi trên
c. Tắc nghẽn động mạch cảnh
d. Tắc nghẽn động mạch đốt sống
e. Tắc nghẽn động mạch dưới đòn
14. Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh lý xơ vữa động mạch tắc nghẽn tại nơi
chia đôi động mạch chủ bụng (hội chứng Leriche) bao gồm:
a. Cảm giác chuột rút ở mông và đùi
b. Đau kiểu bỏng rát ở chi dưới
c. Xuất tinh ngược
d. Hoại thư bàn chân
e. Đỏ phụ thuộc ở bàn chân
15. Trong những bệnh nhân nghi ngờ bệnh động mạch vành, sự xuất hiện của thiếu
máu cục bộ cơ tim sau phẫu thuật mạch máu ngoại vi có tương quan với bất thường
trước phẫu thuật
a. Test gắng sức
b. Xét nghiệm “gated blood pool” (ND:một phương pháp quét bằng tia hạt nhân để
ghi nhận thông tin về chức năng tim) biểu thị phân suất tống máu 50% hoặc ít hơn
c. Chụp mạch vành
d. Xét nghiệm hình ảnh với dipyridamole-thallium
e. Đo ECG qua thực quản
16. Một người đàn ông 64 tuổi nhập viện sau 14 tháng tiến hành một thủ thuật
ghép bắc cầu đùi-kheo với tình trạng chân lạnh và không có mạch đập ở phần ghép.
Người ta bắt đầu truyền urokinase cho bệnh nhân. Điều nào sau đây liên quan tới
việc xử trí
a. Sự tiêu đông xảy ra ở 25% bệnh nhân
b. Sau khi tiêu đông thành công, chỉ nên phẫu thuật sửa lại phần ghép nếu như xảy
ra sự tái nghẽn sớm.
c. Với điều trị tốt nhất, thì tỉ lệ tái hẹp trong vòng 1 năm là 20%
d. Urokinase ít hiệu quả làm tan các khối thuyên tắc cấp đối với các trường hợp sử
dụng mảnh ghép giả so với các mảnh ghép từ tĩnh mạch.
e. Streptokinase là tác nhân làm tan huyết khối được ưa thích hơn trong điều trị các
tắc hẹp sau ghép.
17. Một người đàn ông 60 tuổi nhập viện vào đơn vị chăm sóc mạch vành với một
nhồi máu cơ tim trước rộng. Ngày nằm viện thứ 2, bệnh nhân bắt đầu khởi phát đột
ngột tê cóng ở chân phải và không thể di chuyển được chân này. Thăm khám thực
thể không sờ thấy mạch ở đùi, kheo và bàn chân. Người ta tiến hành hội chẩn, chẩn
đoán là tắc động mạch cấp tính. Điều nào dưới đây liên quan tới tình trạng này:
a. Kiểm soát thích hợp là thực hiện thủ thuật lấy vật nghẽn ở động mạch đùi phải sau
khi gây tê toàn thể.
b. Thực hiện test thử nghiệm huyết động không xâm nhập
c. Nên tiến hành mở thông dự phòng động mạch đùi đối bên cho dù mạch đập bình
thường.
d. Nguồn gốc tắc nghẽn khả năng nhất là từ thất trái
e. Chụp mạch là bắt buộc trước khi phẫu thuật can thiệp
438. Từ kết quả chụp mạch bên dưới, điều nào dưới đây là có liên quan?
a. Chỉ nên phẫu thuật nếu bệnh nhân có triệu chứng
b. Nếu bệnh nhân không được chữa trị thì có nguy cơ bị mất chi
c. Chi đối diện bị ảnh hưởng theo kiểu tương tự trong khoảng trong 75% trường hợp
d. Ít có khả năng nghẽn mạch
e. Xuất huyết vào chân là biểu hiện phổ biến nhất
19. Một người đàn ông 65 tuổi, hút thuốc lá, khai báo về sự khởi phát của tình trạng
tập tễnh ở chân phải khoảng 3 tuần trước đó. Khoảng cách mà ông ta có thể đi bộ
bình thường là 3 bộ trước khi khởi phát tập tễnh. Thăm khám thực thể phát hiện
mạch sờ được ở toàn bộ chân trái, nhưng không sờ được mạch bên dưới mức háng
phải. Người ta tiến hành xét nghiệm không xâm nhập với kết quả ở hình dưới. Những
điều nào dưới đây liên quan tới tình trạng bệnh nhân?
a. Do sự tương đối khẩn cấp , bắc cầu đùi- kheo được chỉ định để cứu vãn chân phải.
b. Sự tắc nghẽn xảy ra ở động mạch bề mặt đùi phải, với dòng chảy vào bàn chân
phải được cung cấp bởi động mạch đùi sâu
c. Khoảng một nửa số bệnh nhân với các triệu chứng tương tự rút cục phải cắt cụt
chi.
d. Quá trình tắc nghẽn hay gây ra nhất là do bệnh lý thuyên tắc.
e. Các xét nghiệm không xâm nhập gợi ý bệnh lý tắc nghẽn ở chậu cũng như bề mặt
đùi bên phải
20. Các chỉ định của việc đặt thiết bị được thấy qua chụp hình tia X trong ổ bụng
như ở bên dưới bao gồm:
a. Thuyên tắc mạch phổi tái phát dù được điều trị kháng đông đầy đủ
b. Huyết khối tĩnh mạch nách
c. Thuyên tắc phổi ở bệnh nhân loét thủng tá tràng
d. Thuyên tắc phổi do huyết khối tĩnh mạch sâu của chi dưới xảy ra 2 tuần sau phẫu
thuật.
e. Thuyên tắc phổi ở bệnh nhân ung thư tế bào biểu mô tụy di căn
21. 2 ngày sau khi vào viện vì nhồi máu cơ tim, một người đàn ông 65 tuổi phàn nàn
về một cơn đau nặng, liên tục giữa bụng. Chỉ số tim của ông ta là 1.6. Thăm khám
đáng lưu ý với không có kích thích hay sưng phồng phúc mạc dù bệnh nhân liên tục
phàn nàn về cơn đau nhiều. Lactate huyết thanh là 9 (bình thường nhỏ hơn 3). Trong
xử trí vấn đề này, bạn nên:
a. Chụp CT
b. Chụp mạch mạc treo
c. Soi ổ bụng
d. Soi kết tràng sigma để đánh giá đoạn kết tràng xa và trực tràng
e. Hoãn mở bụng cho đến khi lactate động mạch lớn hơn 10
22. Trong khi đánh giá sự sửa chữa một phình rộng Axillary chủ bụng, một bệnh
nhân được phát hiện ra là có một thận hình móng ngựa. Phẫu thuật tốt nhất là:
a. Rạch theo đường giữa bụng, bảo tồn eo thận
b. Rạch theo đường giữa bụng, chia eo thận
c. Tiếp cận đường sau phúc mạc, cắm vào các Axillary thận bất thường
d. Cắt bỏ thận, sửa phình mạch, lọc máu mãn tính
e. Sửa phình mạch sau khi tái tạo tự thân thận vào trong hố chậu
23. Điều nào dưới đây liên quan tới chụp cản quang tĩnh mạch?
a. Chính xác hơn Doppler và siêu âm B-mode trong việc phát hiện các thuyên tắc ở
các TM sâu gây ra thuyên tắc phổi
b. Giúp xác định các TM thiểu năng ở sâu, bề mặt hoặc các thủng TM
c. Hoàn toàn không xâm nhập, không đau và an toàn
d. Dễ thực hiện tại các labor mạch máu hoặc phòng can thiệp hay tại giường
e. Đặc biệt nhạy trong xác định phạm vi xa của một huyết khối chậu- đùi