Đề thi trắc nghiệm Ngoại khoa-CHẤN THƯƠNG VÀ SHOCK- Part 1

Đề thi trắc nghiệm Ngoại khoa-CHẤN THƯƠNG VÀ SHOCK- Part 1

bởi admin

I. Bắt đầu bài thi CHẤN THƯƠNG VÀ SHOCK- Part 1 bằng cách bấm vào nút “Start”

CHẤN THƯƠNG VÀ SHOCK- Part 1

Start
Congratulations - you have completed CHẤN THƯƠNG VÀ SHOCK- Part 1. You scored %%SCORE%% out of %%TOTAL%%. Your performance has been rated as %%RATING%%
Your answers are highlighted below.
Return
Shaded items are complete.
12345
678910
1112131415
1617181920
End
Return

II. Xem trước các câu hỏi của bài thi CHẤN THƯƠNG VÀ SHOCK- Part 1 dưới đây:

1. Một cậu bé bị ngã xe đạp và bị một chiếc xe tải cán ngang qua. Trên đường đi
cấp cứu, cậu bé vẫn TỈNH, tuy rất sợ hãi nhưng không có tình trạng nguy cấp. Phim
chụp ngực gợi ý mức hơi dịch ở phần dưới phổi trái và sonde dạ dày dường như
xoắn lên trên vào ngực trái. Bước xử trí tốt nhất tiếp theo là:
a. Đặt ống thông ngực trái.
b. Mở ngực ngay lập tức.
c. Mở bụng ngay lập tức.
d. Nội soi thực quản-dạ dày.
e. Rút và thay sonde dạ dày, rửa phúc mạc chẩn đoán.
2. Tình trạng nào dưới đây là phù hợp sau một tổn thương bụng thể chèn ép?
a. Tổn thương mạch thận
b. Huyết khối mạc treo tràng trên
c. Tổn thương mạch máu mạc treo
d. Đứt cuống lách
e. Thoát vị hoành
3. Một người đàn ông 65 tuổi, hút thuốc và mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bị
ngã và gãy các xương sườn 7,8,9 ở phía trước-bên ngực trái. Mặc khác, chụp X-quang
ngực cho kết quả bình thường. Điều trị thích hợp nên bao gồm:
a. Dán băng thành ngực bằng băng dính
b. Cố định bằng các túi cát
c. Đặt ống ngực
d. Rửa phúc mạc
e. Chỉnh sửa các xương sườn gãy bằng ngoại khoa
4. Chấn thương đụng dập vào bụng thường gây tổn thương cơ quan nào dưới
đây?
a. Gan
b. Thận
c. Lách
d. Ruột
e. Tụy
5. Thắt các tĩnh mạch ngoại biên lớn bị tổn thương ít khi được lựa chọn, nhưng nó
có thể được chỉ định bởi nguyên do nào?
a. Trong các tổn thương nặng mạch máu ở kheo, thắt TM làm giảm tỉ lệ cắt cụt chi
theo sau tái cấu trúc thành công ĐM so với sửa chữa kết hợp ĐM và TM.
b. Thắt TM làm giảm tỉ lệ mắc các bất thường mạn tính ở TM so với sửa chữa TM.
c. Thắt TM làm giảm thời gian phẫu thuật ở những bệnh nhân đa chấn thương hay
chấn thương nghiêm trọng so với sửa chữa TM
d. Khi có sự xuất hiện của tổn thương rộng mô mềm kết hợp, hồi lưu TM, trong
trường hợp tổn thương mô mềm quá nặng, hệ tĩnh mạch cũng bị hư hại nghiêm
trọng, Nối tĩnh mạch vô ích.
e. Mặc dù TM bị thắt có thể bị huyết khối, chúng thường vẫn tái thông.
6. Một thanh niên 27 tuổi bị một viên đạn bắn vào đùi trái. Trong phòng cấp cứu,
người ta ghi nhận có một u máu lớn ở giữa đùi. Anh ta phàn nàn mình bị dị cảm ở
chân. Khi thăm khám thì sờ thấy mạch yếu ở về phía xa tổn thương và bệnh nhân
không cử động được chân. Kiểm soát ban đầu phù hợp trên bệnh nhân này là:
a. Chụp mạch
b. Mở thông và sửa chữa ngay lập tức
c. Cắt cân ở ngăn trước
d. Quan sát sự giảm bớt co thắt
e. Mở vết thương khu trú
7: Một phu nữ 25 tuổi vào cấp cứu sau một tai nạn ô tô. Cô ta khó thở cấp
với tần số thở 60 lần/phút. Âm thở giảm đáng kể ở phía phải.
138. Bước xử trí đầu tiên là:
a. Chụp một phim ngực
b. Đo khí máu ĐM
c. Giảm áp lực khoang màng phổi phải
d. Tiến hành chọc màng ngoài tim
e. Dùng dịch truyền tĩnh mạch
8. Chụp phim ngực ở người phụ nữ này trước khi tiến hành điều trị có thể chắc
chắn phát hiện:
a. Khí trong khoang màng phổi phải
b. Trung thất bị đẩy lệch về phía phải
c. Khí quản bị đẩy lệch về phía phải
d. Giãn TM chủ trong ngực
e. Tăng thể tích phổi trái
9. Đặc điểm nào dưới đây là một trong những đáp ứng sinh lý đối với tổn thương:
a. Tăng tiết insulin
b. Tăng tiết thyroxine
c. Giảm tiết vasopressin (ADH)
d. Giảm tiết glucagon
e. Giảm tiết aldosterone

10. Ở một bệnh nhân ổn định, kiểm soát việc cắt ngang hoàn toàn ống mật chung
về phía xa ống túi mật nên được tiến hành tốt nhất với:
a. Mở thông ống mật chủ- ruột- tá tràng
b. Mở thông ống mật chủ quai hổng tràng
c. Nối tận tận ống mật bị cắt
d. Mở thông ống mật chủ hổng tràng Roux-en-Y
e. Làm cầu nối tổn thương với một ống chữ T
11. Kiểm soát không phẫu thuật của các tổn thương thấu cổ được xem như là một
thông dò được chọn lựa ở những bệnh nhân không có triệu chứng. Điều nào dưới
đây giúp cho quyết định tương đối, chứ không phải hoàn toàn, của sự thông dò cổ,
về hình thức?
a. U máu mở rộng
b. Khó nuốt
c. Khàn tiếng
d. Tràn khí màng phổi
e. Ho ra máu
12. Sau khi bị một chấn thương đụng dập ở bụng, một cô bé 12 tuổi bị đau ở ngực
trên, buồn nôn và nôn. Một loạt thăm khám ở phần trên dạ dày- ruột phát hiện ra
một sự tắc nghẽn toàn bộ của tá tràng với sự xuất hiện của “dấu hiệu lò xo” trong
vùng thứ 2 và thứ 3. Xử trí phù hợp là
a. Mở thông dạ dày- hổng tràng
b. Hút mũi- dạ dày và quan sát
c. Cắt tá tràng
d. TPN để tăng kích thước khối mỡ sau phúc mạc
e. Mở thông tá- hổng tràng

13. Sau cắt ngang dây TK ngoại vi do chấn thương, sự tái tạo thường xảy ra với mức
độ nào:
a. 0.1 mm/ ngày
b. 1 mm/ ngày
c. 5 mm/ ngày
d. 1 cm/ ngày
e. Tất cả đều sai
14: Một người đàn ông 28 tuổi, vào cấp cứu do một vết thương nghiêm trọng
ở đầu sau bị ngã.Ban đầu bệnh nhân ngủ lịm, dần dần rơi vào trạng thái hôn mê và
không cử động phần bên phải. Đồng tử bên trái của anh ta giãn và chỉ đáp ứng rất
chậm chạp.
15. Những biểu hiện ban đầu thường gặp nhất của tăng áp lực nội sọ ở những nạn
nhân chấn thương đầu là:
a. Thay đổi mức độ nhận thức
b. Giãn đồng tử cùng bên (bên xuất huyết)
c. Giãn đồng tử đối bên
d. Liệt nửa người
e. Tăng huyết áp
16. Cấp cứu ban đầu nhằm làm giảm áp lực nội sọ nên được tiến hành khẩn trương với:
a. Truyền saline-furosemide (Lasix)
b. Truyền Urea
c. Truyền mannitol
d. Dexamethasone (Decadron) đường TM
e. Tăng thông khí
17. Đối với bệnh nhân này, sự ức chế dây TK là do:
a. Nhiễm khuẩn xoang hang
b. Thoát vị ngang lều của thùy thái dương
c. Sự xé rách thể chai bởi liềm não
d. Tổn thương sâu các hạch cổ trên
e. Giảm oxy tiểu não
18. Một người đàn ông 31 tuổi vào cấp cứu do tai nạn ô tô mà ngực của anh ta
đánh vào bánh lái. Thăm khám phát hiện các dấu hiệu sống ổn định, nhưng bệnh
nhân bị gãy các xương sườn sờ thấy được và vùng ngực phải di chuyển đảo ngược.
Chụp phim X-quang ngực không phát hiện tràn khí hay tràn máu màng phổi, nhưng
có một khối đụng dập lớn ở phổi đang hình thành. Điều trji phù hợp nên được tiến
hành bao gồm:
a. Mở khí quản, thở máy và áp lực dương cuối kì thở ra
b. Làm ổn định thành ngực bằng các túi cát
c. Làm vững với các gim
d. Phẫu thuật ngay
e. Chỉ điều trị khi có các dấu hiệu suy hô hấp
19. Một người đàn ông 30 tuổi bị đâm ở cánh tay. Không phát hiện bằng chứng của
tổn thương mạch máu, nhưng anh ta không thể duỗi được 3 ngón tay quay của mình.
Anh ta bị tổn thương:
a. Các gân gấp ngón cái dài và gấp các ngón giữa
b. Dây TK quay
c. Dây TK giữa
d. Các dây TK mô cái và ngón tay ở cổ tay
e. Dây TK trụ
20. Sau cuộc vật lộn 2 giờ với lửa, một người lính cứu hỏa 36 tuổi bắt đầu bị đau
đầu, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt và rối loạn thị giác. Anh ta được đưa vào cấp cứu
và người ta đo thấy nồng độ carboxyhemoglobin (COHb) là 31%. Điều trị phù hợp là:
a. Bắt đầu truyền máu ngay
b. Chuyển bệnh nhân vào buồng thở oxy cao
c. Truyền bicarbonate và tiêm TM 250 mg acetazolamide (Diamox)
d. Cho thở mặt nạ 100% khí oxy
e. Soi phế quản và dựa vào kết quả để có các liệu pháp tiếp theo.
21. Một người đi bộ lớn tuổi đụng phải chiếc xe đạp của một người giao pizza, và ông
ta bị gãy một bên xương chậu cho đến lỗ bịt. Bạn xử trí tổn thương này như thế nào?
a. Cố định khung chậu bên ngoài
b. Tiến hành chụp mạch ĐM bịt và thực hiện mở ngoại khoa nếu ĐM bị tổn thương
hay bị thắt.
c. Tiến hành phẫu thuật cố định cành đốt hông.
d. Nghỉ ngơi thời gian ngắn tại giường với các thủ thuật được tiến hành nếu tình
trang đau cho phép sau 3 ngày.
e. Băng háng

Related Articles

Để lại một bình luận