Đề thi trắc nghiệm Ngoại khoa-CHẤN THƯƠNG VÀ SHOCK- Part 2

Đề thi trắc nghiệm Ngoại khoa-CHẤN THƯƠNG VÀ SHOCK- Part 2

bởi admin

I. Bắt đầu bài thi CHẤN THƯƠNG VÀ SHOCK- Part 2 bằng cách bấm vào nút “Start”

Chấn thương và Shock - Phần 2

Start
Congratulations - you have completed Chấn thương và Shock - Phần 2. You scored %%SCORE%% out of %%TOTAL%%. Your performance has been rated as %%RATING%%
Your answers are highlighted below.
Return
Shaded items are complete.
12345
678910
1112131415
1617181920
212223End
Return

II. Xem trước các câu hỏi của bài thi CHẤN THƯƠNG VÀ SHOCK- Part 2 dưới đây:

1. Điều nào liên quan tới bỏng do điện thế cao ở chi?
a. Tổn thương thường nằm ở bề mặt hơn là các vết bỏng nhiệt
b. Tính toán bù dịch đường TM dựa trên phần trăm diện tích cơ thể bị bỏng
c. Kháng sinh dự phòng là không cần thiết
d. Cần đánh giá gãy chi và tổn thương tạng
e. Ít gặp các bất thường dẫn truyền tim
2. Những tổn thương hay trật khớp ở chi nào gây ra do chấn thương “kín” dưới
đây có liên quan tới những thương tổn đáng kể trên mạch máu?

a. Trật khớp gối
b. Trật khớp khuỷu kín ở phần sau
c. Gãy ở điểm giữa xương đòn
d. Gãy trên lồi cầu xương đùi
e. Gãy ở mâm chày
3. Một thanh niên nam 23 tuổi trước đó khỏe mạnh, bây giờ phải vào cấp cứu sau
khi bị một vết thương đạn bắn vào ngực trái. Lỗ vào ở phía dưới núm vú 3 cm, và lỗ
ra ngay dưới xương vai. Người ta đặt ống ngực để dẫn lưu 400ml máu và tiếp tục dẫn
lưu 50–75 mL/h trong quá trình hồi sức cấp cứu ban đầu. Huyết áp ban đầu 70/0 mm
Hg được nâng lên 100/70 mm Hg sau khi truyền 2 L dung dịch tinh thể. Thăm khám
bụng không có gì đáng chú ý. Chụp X-quang ngực phát hiện phổi giãn rộng và không
có khí tự do dưới cơ hoành. Bước xử trí tiếp theo nên là:
a. Nhập viện và quan sát
b. Rửa phúc mạc
c. Mở ngực thăm dò
d. Mở bụng thăm dò
e. Mở thông cục bộ trên vết thương
4. Một bệnh nhân được đưa vào cấp cứu sau một tai nạn mô tô. Anh ta bất tỉnh và
có một vết rách da đầu sâu cùng với một đồng tử giãn. Nhịp tim anh ta là 120
lần/phút, huyết áp 80/40 mm Hg, tần số thở 35 lần/phút. Mặc dù được truyền nhanh 2
L saline thường, các dấu hiệu sống của bệnh nhân cũng không thay đổi được đáng kể.
Thương tổn phù hợp để giải thích cho tình trạng tụt huyết áp trên bệnh nhân này là:
a. Tụ máu ngoài màng cứng
b. Tụ máu dưới màng cứng
c. Xuất huyết trong nhu mô não
d. Vỡ nền sọ
e. Tất cả đều sai
5. Khi phẫu thuật để sửa chữa những tổn thương thông thường ở kết tràng:
a. Mở thông kết tràng nên tiến hành với những tổn thương kết tràng có sự nhiễm
bẩn phân nhiều
b. Sự xuất hiện shock khi nhập viện hoặc kết hợp nhiều hơn hai tổn thương trong
bụng là sự chống chỉ định tuyệt đối đối với sửa chữa kết tràng primary.
c. Tổn thương đoạn xa kết tràng sigma không nên được primary repair
d. Các vết thương ở kết tràng phải không nên primary repair
e. Sử dụng kháng sinh đường TM cho các chủng hiếu khí và kỵ khí không được dùng
để làm giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn vết thương sau sữa chữa vết thương kết tràng.
(ND: primary repair là sự lành vết thương mà không để lại sẹo, trường hợp vết mổ
gọn, sạch)

6. Một gái mại dâm 34 tuổi với tiền sử sử dụng thuốc bằng đường TM đã lâu, nhập
viện với tình trạng đau ở cánh tay trái 48 giờ. Thăm khám lâm sàng đáng lưu ý với
một vết rạch kim, sờ vào nghe lạo xạo, nằm ở mặt trước cánh tay và có rỉ dịch huyết
thanh. Một phim X-quang chụp rõ như ở bên dưới. Loại vi sinh vật nào dưới đây có
khả năng nhất gây ra tình trạng này?
a. Liên cầu kỵ khí
b. Staphylococcus aureus
c. Pseudomonas aeruginosa
d. Clostridium perfringens
e. Escherichia coli
7. Liên quan tới sự đụng dập cơ do chấn thương ngực kín điều nào dưới đây là đúng?
a. Tăng nồng độ iso-enzym tim chỉ ra rằng bệnh nhân có nguy cơ cao bị rối loạn nhịp
tim đe dọa tính mạng.
b. Đa số bệnh nhân có những bất thường ban đầu trên ECG sau khi bị thương.
c. Chụp mạch nuclit phóng xạ (RNA) và điện tâm đồ được xem như là tiêu chuẩn vàng
của chẩn đoán.
d. RNA và ECG có khả năng dự đoán tốt những biến chứng tim mạch theo sau như rối
loạn nhịp và suy bơm tim.
e. Tất cả bệnh nhân đã được chẩn đoán với đụng dập cơ tim nên được đưa vào theo
dõi ở đơn vị chăm sóc chuyên sâu (ICU) trong 72 giờ.
8. Sự chuyển hóa protein sau chấn thương được đặc trưng bởi:
a. Giảm tân sinh đường ở gan.
b. Ức chế hủy cơ trơn bởi interleukin 1 và yếu tố hoại tử u (TNF, cachectin)
c. Giảm mất nitơ qua đường tiểu.
d. Tổng hợp các chất phản ứng của pha cấp ở gan.
e. Giảm tiêu hao glutamine bởi các nguyên bào sợi, tế bào lympho, và tế bào biểu mô ruột.
9. Một người đàn ông 36 tuổi bị mộ vết thương do đạn bắn vào mông trái. Anh ta
ổn định về mặt huyết động. Không có lỗ ra của vết thương, và một phim X-quang
bụng cho thấy mảnh đạn nằm ở góc phần tư dưới phải. Xử trí phù hợp đối với trường
hợp nghi ngờ tổn thương trực tràng này nên bao gồm:
a. Chụp bari đối với kết tràng và trực tràng/
b. Chụp bari đường đạn bắn.
c. Nội soi đường đạn bắn
d. Chụp mạch.
e. Soi đại tràng sigma trong phòng cấp cứu.
10. Nhận định nào là phù hợp với một chấn thương bụng kín của gan?
a. Thắt ĐM gan để kiểm soát chảy máu liên quan tới sự giảm tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong.
b. Tỉ lệ mắc các nhiễm khuẩn trong ổ bụng là tương đối thấp ở những bệnh nhân có
dẫn lưu ổ bụng.
c. Các shunt trong tĩnh mạch làm cải thiện khả năng sống sót ở những bệnh nhân có
các tổn thương TM gan.
d. Mở ổ gan không theo giải phẫu chỉ để lấy những phần thương tổn được ưa thích
hơn so với cắt ngang dọc theo các mặt phẳng giải phẫu.
e. Những vết rách chính ở gan được khâu lại sẽ gây ra ở trong gan các khối máu tụ,
chảy máu đường mật và rò mật.
11. Nếu nghi ngờ tổn thương ở một ĐM chính của chi, thì sự mở thông ngoại khoa
nên được tiến hành mặc dù vẫn sờ được mạch ở phía xa của thương tổn. Cơ sở của
điều đó là sờ được mạch ở phía xa không đáng tin cậy để loại trừ:
a. Tổn thương ĐM đáng kể
b. Tổn thương đáng kể các thân thần kinh vận động ở gần đó.
c. Tổn thương đáng kể ở các xương dài kế cân.
d. Tổn thương đáng kể ở các TM kế cận.
e. Sự xuất hiện tiếp sau đó của một hội chứng ngăn và sự cần thiết của phẫu thuật
cắt mạc.
12. Đáp ứng với shock bao gồm những hiệu ứng trên chuyển hóa nào sau đây?
a. Tăng bài tiết Natri và nước.
b. Tăng tưới máu thận.
c. Giảm nồng độ cortisol.
d. Tăng kali máu.
e. Hạ đường máu.
13. Điều trị thích hợp cho một tụ máu cấp ổn định ở loa tai bao gồm những biện
pháp nào dưới đây?
a. Đắp đá và kháng sinh dự phòng.
b. Cắt bỏ khối máu tụ.
c. Hút bằng kim.
d. Rạch, dẫn lưu và băng áp lực.
e. Chỉ quan sát.
14. Các nghiên cứu trên động vật và trên lâm sàng cho thấy rằng việc sử dụng dung
dịch Ringer lactate đối với bệnh nhân shock giảm thể tích có thể:
a. Tăng nồng độ lactate huyết thanh.
b. Làm tổn thương chức năng gan.
c. Cải thiện huyết động do làm nhẹ sự thiếu hụt dịch kẽ.
d. Tăng nhiễm toan chuyển hóa.
e. Tăng nhu cầu truyền máu.
15: Một cầu thủ bóng đá cấp III 18 tuổi bị đá vào sườn. 3 giờ sau đó cậu ta tiểu
ra máu. Các dấu hiệu sống ổn định.
 Các test chẩn đoán được thực hiện phát hiện ra một sự thoát mạch của thuốc
cản quang vào trong nhu mô thận. Điều trị nên bao gồm :
a. Tiếp tục các hoạt động hàng ngày nhưng không chơi thể thao.
b.Thăm dò và khâu vết rách lại.
c. Thăm dò và cắt một phần thận trái
d. Mở thận.
e. Kháng sinh và theo dõi hàng loạt công thức máu và các dấu hiệu sống.
16. Các test chẩn đoán ban đầu trong phòng cấp cứu nên là:
a. Chụp niệu đạo ngược dòng.
b. Chụp bàng quang ngược dòng.
c. Chụp động mạch.
d. Chụp thận- niệu quản bằng đường tĩnh mạch.
e. Rửa phúc mạc chẩn đoán.
17. Điều nào sau đây là đúng liên quan tới chấn thương thấu tụy:
a. Hầu hết các tổn thương không liên quan tới các tạng kế cận.
b. Kiểm soát tổn thương ống đối với các mạch máu mạc treo là mở thông tụy hồi
tràng Roux-en-Y.
c. Kiểm soát một tổn thương ống ở đầu tụy là cắt bỏ tụy- tá tràng.
d. Khối tụ máu nhỏ quanh tụy không cần thiết phải được mở thông nhằm tìm kiếm
tổn thương tụy.
e. Nguyên nhân tử vong chủ yếu là do mất kiệt máu do các tổn thương mạch máu
phối hợp.
18. Hồi dịch cấp cứu nhanh cho bệnh nhân giảm thể tích sau chấn thương bụng
được làm tăng đáng kể bởi điều nào sau đây?
a. Đặt catheter tĩnh mạch dài 18-gauge dưới xương đòn
b. Đặt catheter bằng đường TM đùi.
c. Bộc lộ TM hiển hai bên.
d. Đặt catheter ngắn, nòng lớn đường dưới da vào các TM ngoại biên.
e. Truyền máu toàn phần lạnh.
19. Sử dụng quần hơi chống shock (PASG):
a. Làm tăng huyết áp nhờ hiệu ứng “truyền máu tự thân”, với tăng hồi lưu tĩnh mạch
và lưu lượng tim.
b. Không được khuyến cáo trong kiểm soát chảy máu dai dẳng trong bối cảnh vỡ
xương chậu nặng.
c. Tăng đề kháng mạch máu ngoại vi.
d. Xúc tiến cho việc đánh giá các thương tổn ở phần dưới cơ thể ở bệnh nhân chấn
thương.
e. Nên được hoàn thành bằng cách thúc đẩy tháo hơi ra càng sớm càng tốt khi bệnh
nhân chấn thương tới được phòng cấp cứu.
20. Tình huống nào dưới đây là một chỉ định tiến hành của mở ngực trong phòng
cấp cứu?
a. Tràn máu màng phổi diện rộng sau chấn thương ngực kín
b. Chấn thương kínở đa hệ cơ quan với các dấu hiệu sống có thể ghi nhận được tại
hiện trường nhưng khi đến được phòng cấp cứu thì không.
c. Bệnh nhân tiến triển xấu nhanh chóng với chèn ép tim do chấn thương thấu ngực.
d. Chấn thương thấu ngực và không có dấu hiệu sống nào ghi nhận được tại hiện trường.
e. Chấn thương thấu bụng và không có dấu hiệu sống nào ghi nhận được tại hiện trường.
21. Một nam thanh niên 22 tuổi bị một vết thương đạn bắn ở bụng. Khi mở thông,
một tổn thương dường như đơn độc ở đoạn xa ruột non được điều trị bằng cách cắt
bỏ và nối thông mạch máu lại. Ngày thứ 7 hậu phẫu, dịch ruột non được dẫn lưu qua
đường rạch phẫu thuật. Mạc vẫn còn nguyên vẹn. Lượng dịch dò là 300 mL/ ngày và
không có bằng chứng của nhiễm khuẩn ổ bụng. Điều trị thích hợp bao gồm:
a. Phẫu thuật lại sớm để đóng ống dò.
b. Dùng các kháng sinh phổ rộng.
c. Nuôi dưỡng ngoài đường tiêu hóa.
d. Dùng somatostatin để làm giảm lượng dò.
e. Dùng loperamide để ức chế sự di động của ruột.
22. Một người đàn ông 26 tuổi bị một vết thương đạn bắn ở đùi trái. Mở thông phát
hiện ra một phần 5-cm ở bề mặt ĐM đùi đã bị phá hủy. Xử trí thích hợp là:
a. Mở ổ thương tổn và nối mạch tận-tận.
b. Mở ổ thương tổn và sửa chữa bằng gắn một miếng ghép giả.
c. Mở ổ thương tổn và sửa chữa bằng gắn một miếng ghép động mạch.
d. Mở ổ thương tổn và sửa chữa bằng gắn một miếng ghép tĩnh mạch
e. Thắt lại và quan sát.
23. Một bệnh nhân nhập viện vì vụ đụng xe hơi và ông ta bị chấn thương bụng kín.
Kết quả chụp X-quang ngực và xét nghiệm thuốc cản quang như ở hình bên dưới.
Ông ta bị gãy một vài xương sườn, nhưng huyết động ổn định. Điều nào là đúng về
thương tổn được minh họa trên các phim chụp:
a. Tổn thương được mo tả là tổn thương tạng hay gặp nhất trong bối cảnh chấn
thương bụng kín
b. Phẫu thuật trì hoãn được chỉ định sau khi các xương sườn gãy được cố định.
c. Điều trị ngoại khoa được chỉ định trong khi nằm viện.
d. Sửa chữa thương tổn sớm được ưa thích tiến hành hơn qua mở ngực sau- bên ở bên trái.
e. Nếu tổn thương này được phát hiện bất ngờ trong khi mở thông ngoại khoa thì nó
không nên được sửa chữa.

Related Articles

Để lại một bình luận