I. Bắt đầu bài thi DA: VẾT THƯƠNG, NHIỄM KHUẨN, BỎNG, BÀN TAY, PHẪU THUẬT TẠO HÌNH bằng cách bấm vào nút “Start”
DA: VẾT THƯƠNG, NHIỄM KHUẨN, BỎNG, BÀN TAY, PHẪU THUẬT TẠO HÌNH
II. Xem trước các câu hỏi của bài thi DA: VẾT THƯƠNG, NHIỄM KHUẨN, BỎNG, BÀN TAY, PHẪU THUẬT TẠO HÌNH dưới đây:
1.Tổn thương các cơ bên trong của bàn tay có thể gặp do tổn thương của:
a.Dây TK trụ
b. Dây TK quay
c. Dây TK cánh tay
d.Đám rối TK nách
e.Các dây TK của mô cái và mô út
2. Mặc dù sự cắt bỏ trên diện rộng là phương pháp kinh điển áp dụng cho u hắc tố
ác tính, thì sự cắt bỏ hẹp hơn đối với các u hắc tố mỏng (bề dày không quá 1mm) giai
đoạn I cũng khá an toàn và hiệu quả nếu bờ cắt bỏ khoảng:
a. 3 mm
b. 5 mm
c. 1 cm
d. 3 cm
e. 5 cm
3. Về việc lành vết thương, điều nào sau đây là đúng?
a. Lượng collagen đạt mức tối đa khoảng 1 tuần sau khi bị thương,
b. Bạch cầu mono đóng vai trò thiết yếu trong việc lành vết thương
c. Các nguyên bào sợi xuất hiện trong vết thương 24- 36h sau khi bị thương
d. Chức năng của bạch cầu mono chỉ là thực bào vi khuẩn và mảnh vụn.
e. Collagen type I chiếm ưu thế trong giai đoạn sớm
4. Một cậu bé 12 tuổi vào phòng cấp cứu với tình trạng đau và viêm ở mắt cá chân trái
và những vết khía chạy sâu tận bên trong cẳng chân.Ngày hôm trước cậu bé đã phải lấy
ra mảnh gỗ vụn ở gan bàn chân. Khả năng cậu bé bị nhiễm khuẩn cao nhất là do:
a. Clostridium perfingens
b. Clostridium tetani
c. Staphylococcus
d. Escherichia coli
e. Streptococcus
5. Trước khi có kết quả kháng sinh đồ thì kháng sinh phù hợp là:
a. Penicillin
b. Erythromycin
c. Tetracycline
d. Azathioprine
e. Cloxacillin
6. Điều trị phù hợp đối với tổn thương do lạnh bao gồm
a. Mở ổ vùng thương tổn rồi băng bó lại với bạc sulfadiazine.
b. Sử dụng corticosteroids
c. Sử dụng các chất giãn mạch
d. Ngâm vùng tổn thương vào nước 40–44C (104_111.2F)
e. Làm ấm vùng thương tổn ở nhiệt độ phòng.
7. Điều nào sau đây là đúng đối với các tổn thương gân bàn tay
a.Cơ gấp các ngón nông gài vào đốt ngón xa
b. Cơ gấp các ngón sâu gài vào đốt ngón giữa
c. Các gân của cơ gấp các ngón nông xuất hiện ở bụng cơ chung.
d. Sửa chữa các tổn thương gân cơ duỗi là tốt nhất khi chúng nằm ở vị trí ống xươngsợi.
(vùng 2)
e. Quá trình hồi phục vết thương gân liên quan đến sự hình thành 1 u gân (tenoma).
8. Trường hợp nào dưới đây là một vết thương sạch có nguy cơ nhiễm bẩn:
a. Phẫu thuật cắt túi mật hở trong sỏi túi mật.
b. Khâu thoát vị mạng lưới
c. Cắt bỏ,bóc tách hạch nách
d. Cắt ruột thừa bị abcess
e. Vết thương bụng do đạn bắn tới tận ruột non và kết tràng sigma
9.Một người phụ nữ 45t trải qua một cuộc phẫu thuật cắt bỏ túi mật qua nội soi ổ
bụng, không có biến cố nào xảy ra, và chị ta được dùng một liều cephalosporin. Một
tuần sau, chị ta phải vào cấp cứu với sốt, nôn, tiêu chảy nặng và được chẩn đoán là
viêm kết tràng giả mạc. Đối với bệnh này, điều nào sau đây là đúng:
a. Cần tiến hành phẫu thuật can thiệp
b. Sau khi cho kháng sinh phù hợp,tỉ lệ tái phát là thấp hơn 5%
c. Nuôi cấy mô đối với Clostrudium difficile độc tố B là không nhạy và không đặc hiệu,
cho nên chẩn đoán nên dựa trên những phát hiện lâm sàng.
d. Nếu tiến hành phẫu thuật, thì bán cắt bỏ kết tràng trái là phù hợp với điều trị viêm
kết tràng giả mạc.
e. Các chỉ định của điều trị bằng ngoại khoa bao gồm bệnh khó chữa trị, thất bại với
điều trị nội khoa, megacolon nhiễm độc, và thủng kết tràng.
10. Một phụ nữ 60 tuổi với tình trạng tổn thương da như ở bên dưới (hình), mà
theo bà ta là đã có từ 10 năm. Bà ta khai đã điều trị phóng xạ đối với cánh tay đó vì
bệnh “eczema”. Điều nào sau đây là đúng liên quan đến tổn thương này:
a. Nó ác tính hơn ung thư tế bào biểu mô nền.
b.Hay gặp ở những người có nước da ngăm đen.
c. Nó hiếm khi di căn tới các hạch lympho kế cận.
d.Nên điều trị bằng phóng xạ
e. Hiếm liên quan với tiếp xúc lâu dài với ánh nắng mặt trời
11. Một thanh niên nam 25t, phải vào cấp cứu sau khi bị bỏng kéo dài do lửa
cháy ở căn hộ của anh ta. Nhiệt độ rất cao và ban đỏ ở trên khuôn mặt, đầu chi trái,
và ngực của anh ta, với đầu chi phải bị cháy đen. Anh ta ở trong trạng thái kích động,
hạ huyết áp, và nhịp tim nhanh. Điều nào dưới đây là đúng liên quan tới việc kiểm
soát ban đầu vết thương của bệnh nhân?
a. Không nên dung các kháng sinh khu trú, vì nó sẽ làm phát triển các vi khuẩn kháng thuốc.
b. Cắt bỏ sớm các vết bỏng ở mặt và tay là vô cùng quan trọng.
c. Cắt bỏ chỗ loét chỉ nên tiến hành khi sắp có nguy cơ gây tổn thương đến thần kinh.
d. Cắt bỏ những vùng bỏng độ III hoặc độ II sâu thường tiến hành 3-7 ngày sau khi bị
tổn thương.
e. Nên tiến hành ghép mô da ở những vùng da bỏng độ III ngay lập tức nhằm tránh
mất dịch.
12. Điều nào sau đây là đúng đối với bệnh nhân bỏng ở trên?
a. Nên dự phòng bằng liều cao penicillin.
b. Dự phòng uốn ván là không cần thiết nếu bệnh nhân đã tiêm chủng trong vòng 3
năm trước đó.
c. Diện tích bỏng ước tính là 60% diện tích cơ thể theo “luật số 9” theo bảng phân
loại của Wallace
d.Dấu hiệu nhạy nhất của việc phục hồi dịch đầy đủ là nhip tim.
e. Bệnh nhân nên được đặt nội khí quản để bảo vệ đường thở và kiểm soát oxy.
13. Nói về ung thư biểu mô tế bào vảy của môi, điều nào sau đây đúng:
a. Tổn thương thường xuất hiện ở những vùng có tăng sinh tế bào sừng kéo dài.
b. Hơn 90% trường hợp là ở môi trên.
c. Nó chiếm 30% tất cả các loại ung thư của khoang miệng.
d. Xạ trị được xem là điều trị không phù hợp với những thương tổn loại này.
e. Di căn ban đầu là thường tới các hạch lympho cổ ở phía sau, cùng bên.
14. Nói về hội chứng ống cổ tay, điều nào sau đây đúng:
a. Hiếm gặp thứ phát sau chấn thương.
b.Nó có thể kết hợp với tình trạng thai nghén.
c.Thường gây ra nhất tình trạng rối loạn cảm giác trong những giờ đầu khi thức giấc.
d.Thường gây biến đổi tương ứng trên mạch máu.
e. Điều trị ngoại khoa liên quan đến việc “giải phóng” các gân cơ duỗi.
15. Nói về sự co vết thương, điều nào sau đây đúng:
a. Là quá trình đầu tiên ảnh hưởng sự đóng đường thông của một vết thương ngoại khoa.
b. Sự xâm nhập của vi khuẩn làm chậm đáng kể sự co này.
c. Nó có thể làm giảm được tối đa 50% diện tích của vết thương.
d. Nó dựa trên những nguyên bào sợi đặc hiệu chứa các sợi cơ actin.
e. Tỉ lệ phần trăm diện tích vết thương được làm giảm tỉ lệ thuận với sự tăng dính
của da vào mô bên dưới.
16. Kiểm soát chứng bạch sản (leukoplakia) của khoang miệng bao gồm:
a. Sinh thiết mọi tổn thương
b. Sử dụng các kháng sinh khu trú.
c. Xạ trị liều thấp.
d. Xác định chắc chắn rằng hai hàm răng khít nhau.
e. Sử dụng hóa trị khu trú.
17. Một trẻ sơ sinh cân nặng 8-lb (ND:khoảng 3,63kg), đẻ thường, bị sứt môi hở
hàm ếch một bên. Cha mẹ của trẻ nên được khuyên điều gì?
a. Đứa trẻ hầu như chắc chắn mắc dị tật bẩm sinh khác.
b. Việc phục hồi đòi hỏi “liệu pháp lời nói” thêm vào.
c. Sửa môi được chỉ định khi trẻ được 1 tuổi.
d. Sửa hàm được chỉ định trước 6 tuổi.
e. Sửa mũi cũng nên được tiến hành đồng thời với việc sửa môi.
18.Một phụ nữ 40 tuổi đã cắt bỏ diện rộng một tổn thương sắc tố ở đùi. Thăm
khám bệnh học phát hiện u hắc tố ác tính thuộc độ IV theo Clark. Thăm khám háng
bình thường. Bệnh nhân nên được khuyên điều gì?
a. Xạ trị là một phần quan trọng trong việc điều trị sau đó.
b. Sự di căn hạch ở háng có thể là từ xa.
c. Liệu pháp miễn dịch là một biện pháp hữu hiệu thêm vào trong việc điều trị u hắc
tố ác tính di căn.
d. Phẫu tích háng không được chỉ định, trừ khi và cho đến khi hạch háng có thể sờ
thấy.
e. Sử dụng BCG bên trong thương tổn nhằm kiểm soát tại chỗ đối với đa số các
trường hợp.