I. Bắt đầu bài thi Sản khoa- Rau tiền đạo bằng cách bấm vào nút “Start”
Sản khoa- Rau tiền đạo P1
II. Xem trước các câu hỏi của bài thi Sản khoa- Rau tiền đạo dưới đây:
Rau tiền đạo P1| Rau tiền đạo P2
1. Triệu chứng ra máu điển hình của rau tiền đạo là:
A. Ra máu đỏ tươi kèm với triệu chứng đau bụng ngầm.
B. Ra máu đột ngột, máu bầm đen, không đau bụng.
C. Ra máu đỏ tươi, tự cầm, có xu hướng tái phát nhiều lần.
D. Chỉ ra máu đỏ tươi khi có cơn co chuyển dạ.
2. Phương pháp cận lâm sàng chính xác và an toàn nhất giúp chẩn đoán rau
tiền đạo là:
A. Chụp X quang phần mềm.
B. Chụp X quang động mạch.
C. Đồng vị phóng xạ.
D. Siêu âm.
3. Chẩn đoán rau tiền đạo sau đẻ dựa vào:
A. Đo diện tích bánh rau.
B. Đo chiều dầy bánh rau.
C. Xem sự co hồi của đoạn dưới tử cung.
D. Kiểm tra và quan sát màng rau.
4. Rau tiền đạo là:
A. Rau cản trở đường ra của thai nhi.
B. Rau gây chảy máu khi có cơn tử cung.
C. Khi rau không bám hoàn toàn vào thân tử cung, một phần hay toàn bộ bánh rau
bám vào đoạn dưới tử cung.
D. Bánh rau bịt kín toàn bộ cổ tử cung.
5. Tỷ lệ nhau tiền đạo trong thai nghén là:
A. 1/100
B. 1/150
C. 1/200
D. 1/250
6. Trên lâm sàng, rau tiền đạo chảy máu nhẹ là khi lượng máu của mẹ mất:
A. <10% thể tích máu tuần hoàn
B <15% thể tích máu tuần hoàn
C. <20% thể tích máu tuần hoàn
D. <25% thể tích máu tuần hoàn
6. Trên lâm sàng, rau tiền đạo chảy máu trung bình là khi lượng máu mất:
A. 10-15% thể tích máu tuần hoàn
B. 25-30% thể tích máu tuần hoàn
C. 30-40% thể tích máu tuần hoàn
D. 40-50% thể tích máu tuần hoàn
7. Trên lâm sàng, rau tiền đạo chảy máu nặng khi lượng máu mất:
A. >15% thể tích máu tuần hoàn
B. >20% thể tích máu tuần hoàn
C. >30% thể tích máu tuần hoàn
D. >40% thể tích máu tuần hoàn
8. Ra máu âm đạo trong rau tiền đạo, chọn câu đúng nhất:
A. Luôn luôn đi kèm với cơn co tử cung
B. Máu đen loãng,
C. Có thể ra mấu ồ ạt gây nguy hiểm cho tính mạng của thai phụ
D. Xuất hiện từ từ và chấm dứt từ từ
9. Trong trường hợp ra máu ít, ngoài triệu chứng ra máu âm đạo, triệu chứng
nào dưới đây gợi ý nhiều nhất đến chẩn đoán rau tiền đạo:
A. Tim thai khó nghe hoặc không nghe thấy
B. Thai phụ đau bụng quằn quại
C. Nước ối có lẫn máu
D. Ngôi thai cao hoặc ngôi bất thường
10. Dựa vào những dấu hiệu sau để chẩn đoán rau tiền đạo, tìm một câu sai
A. Ra máu vào 3 tháng cuối của thai kỳ
B. Cổ tử cung phù nề
C. Ngôi thai bất thường
D. Thăm âm đạo thấy một lớp đệm dày giữa tay và ngôi thai
11. Triệu chứng không có trong rau tiền đạo là:
A. Ra máu tự nhiên
B. Toàn trạng có biểu hiện thiếu máu cấp hoặc mãn
C. Tim thai có biểu hiện suy
D. Tử cung co cứng như gỗ
12. Đây không phải là cơ chế chảy máu trong rau tiền đạo:
A. Do quá trình hình thành đoạn dưới tử cung
B. Do bánh rau và màng rau bị co kéo
C. Ngôi thai chèn ép vào bánh rau
D. Do một phần màng rau và bánh rau bị bong ra
13. Rau tiền đạo là một bệnh lý sản khoa gây chảy máu ở:
A. 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén.
B. 3 tháng giữa của thời kỳ thai nghén.
C. 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén.
D. Bất kỳ thời điểm nào của thời kỳ thai nghén.
14. Khi mép bánh rau bám sát lỗ trong cổ tử cung, đây là hình thái rau tiền
đạo:
A. Bám thấp.
B. Bám bên.
C. Bám mép.
D. Bám bán trung tâm.
15. Chẩn đoán hồi cứu rau tiền đạo, khi kiểm tra bánh rau đo khoảng cách từ
lỗ màng rau đến bờ gần nhất của bánh rau là:
A. 0 – 10 cm.
B. 10 – 12 cm.
C. 12 – 15 cm.
D. 15 – 20 cm.
16. Tất cả các câu sau đây về tính chất chảy máu trong rau tiền đạo đều đúng,
ngoại trừ:
A. Chảy máu tự nhiên.
B. Chảy máu tái phát.
C. Máu loãng không đông.
D. Chảy máu tự cầm.
17. Một thai phụ có thai 36 tuần, tự nhiên ra ít huyết màu đỏ tươi, cách xử trí
tại tuyến xã là:
A. Thăm khám âm đạo để xác định nguyên nhân chảy máu.
B. Cho dùng thuốc cầm máu.
C. Tư vấn và chuyển tuyến.
D. Theo dõi và điều trị tại trạm.
18. Phương pháp chẩn đoán tiện lợi nhất trong rau tiền đạo là:
A. Khám âm đạo
B. Siêu âm xác định vị trí rau
C. Chụp X quang buồng ối
D. Chụp tĩnh mạch bằng Doppler
19. Nguyên nhân ra huyết âm đạo hay gặp nhất ở những tháng cuối của thai
kỳ:
A. Vỡ tử cung
B. Sanh non
C. Chữa trứng
D. Rau tiền đạo
20. Liên quan đến rau tiền đạo, câu nào sau đây đúng:
A. Ra máu âm đạo, kèm theo đau bụng
B. Tần suất gặp không liên quan đến tuổi bà mẹ
C. Ra máu lần đầu thường ở 3 tháng cuối thai kỳ
D. Có liên quan đến rối loạn cao huyết áp thai kỳ
21. Tỷ lệ tử vong của thai nhi trong rau tiền đạo là:
A. 10 – 20%
B. 30 – 40%
C. 50 – 60%
D. 70 – 80%
22. Theo vị trí giải phẩu loại rau tiền đạo nào sau đây không có khả năng đẻ
đường âm đạo:
A. Rau bám thấp
B. Rau bám bên
C. Rau bám mép
D. Rau bám bán trung tâm
23. Trong rau tiền đạo, yếu tố chính gây gia tăng tử vong và bệnh tật cho trẻ
sơ sinh là:
A. Suy dinh dưỡng trong tử cung.
B. Non tháng.
C. Thiếu máu.
D. Sang chấn sản khoa.
24. Tất cà những câu sau đây về rau tiền đạo đều đúng, NGOẠI TRỪ:
A. Thể nhau tiền đạo trung tâm thường gây chảy máu trầm trọng hơn thể nhau bám
thấp.
B. Ngoài gây chảy máu trước sanh, còn có nguy cơ gây băng huyết sau sanh.
C. Thường gặp ở các sản phụ lớn tuổi, đa sản, có tiền căn nạo thai nhiều lần.
D. Nói chung, tỉ lệ sanh ngả âm đạo trong nhau tiền đạo cao hơn tỉ lệ mổ lấy thai.
25. Chọn một câu đúng về rau tiền đạo:
A. Tất cả nhau bám mép sau tuần lễ thứ 37 đề phải mổ lấy thai.
B. Khám âm đạo có chống chỉ định tuyệt đối trong trường hợp nghi ngờ nhau tiền đạo.
C. Nhau tiền đạo bám mặt tước nguy hiểm hơn nhiều nhau tiền đạo bám mặt sau.
D. Nhau tiền đạo có thể hoàn toàn không có triệu chứng, chỉ phát hiện tình cờ bởi
siêu âm.
26. Trong nhau tiền đạo, lý do chính khiến chỉ ra máu trong 3 tháng cuối của
thai kỳ là do khoảng thời gian này có đặc điểm:
A. Nhau phát triển to, lan xuống đoạn dưới.
B. Đoạn dưới dãn nhanh gây bong rau.
C. Các xoang tĩnh mạch chỉ được thành lập vào thời điểm này.
D. Thai cử động mạnh gây bong rau..
27. Trong các thai phụ sau, người nào có nguy cơ bị rau tiền đạo cao nhất?
A. 24 tuổi, para 1001, ngôi mông.
B. 34 tuổi, para 3013, ngôi chỏm.
C. 36 tuổi, para 6006, ngôi ngang.
D. 28 tuổi, para 1011, ngôi mông