Đề thi trắc nghiệm Sản khoa- Thai chết lưu trong tử cung P1 online

Đề thi trắc nghiệm Sản khoa- Thai chết lưu trong tử cung P1 online

bởi admin

I. Bắt đầu bài thi Sản khoa- Thai chết lưu trong tử cung bằng cách bấm vào nút “Start”

Sản khoa- Thai chết lưu trong tử cung P1

Start
Congratulations - you have completed Sản khoa- Thai chết lưu trong tử cung P1. You scored %%SCORE%% out of %%TOTAL%%. Your performance has been rated as %%RATING%%
Your answers are highlighted below.
Return
Shaded items are complete.
12345
678910
1112131415
1617181920
2122232425
End
Return

II. Xem trước các câu hỏi của bài thi Sản khoa- Thai chết lưu trong tử cung dưới đây:

1.Nguyên nhân nào sau đây thường gây thai chết lưu?
A. Thai già tháng.
B. Tăng huyết áp trong thai kỳ.
C. Tiểu đường.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
2. Rối loạn đông máu trong thai chết lưu chủ yếu là do:
A. Giảm thromboplastine.
B. Giảm fibrinogene.
C. Giảm fibrinolysine.
D. Giảm yếu tố VIII.
3. Thai chết lưu trong tử cung là:
A. Thai bị chết trong quí I của thai kỳ
B. Thai bị chết khi có cân nặng trên 2500g
C. Thai bị chết và lưu lại trong tử cung trên 48 giờ
D. Thai bị chết khi chuyển dạ
4. Thai dưới 12 tuần bị chết lưu có biểu hiện:
A. Ra máu đỏ ở âm đạo
B. hCG trong nước tiểu dương tính
C. Tử cung nhỏ
D. Siêu âm thấy hình ảnh túi ối rỗng
5. Xét nghiệm hCG trong nước tiểu âm tính sau khi thai chết một thời gian
khoảng:
A. 1 tuần
B. 2 tuần
C. 3 tuần
D. 4 tuần
6. Các nguyên nhân nào sau đây có thể gây thai chết lưu, ngoại trừ?
A. Thai già tháng
B. Dây rốn bị thắt nút
C. Thai ngoài tử cung
D. Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con
7. Không thể chẩn đoán thai chết lưu dựa vào xét nghiệm nào dưới đây:
A. Siêu âm
B. hCG
C. X quang

D. Xét nghiệm đông cầm máu
8. Xét nghiệm nào có giá trị để chẩn đoán thai chết lưu:
A. Siêu âm
B. hCG
C. X Quang
D. Định lượng fibinogene máu
9. Dấu hiệu Spalding một là dấu hiệu:
A. Viền sáng quanh hộp sọ do bong da đầu
B. Viền sáng quanh thai do bong da toàn thân
C. Hình ảnh chồng xương sọ
D. Cột sống gấp khúc, các đốt sống chồng nhau
10. Đối với các trường hợp thai chết tuổi thai> 20 tuần thì triệu chứng lâm
sàng nào là ít gặp nhất:
A. Không có cử động của thai
B. Bụng nhỏ dần
C. Ra huyết âm đạo
D. Các bệnh lý kèm theo hoặc triệu chứng nghén giảm
11. Loại đầu ối nào sau đây đặc trưng cho thai lưu?
A. Đầu ối phồng
B. Đầu ối dẹt
C. Đầu ối hình quả lê
D. Không hình thành đầu ối
12. Về nguyên tắc, biến chứng rối loạn đông máu xảy ra sau khi thai chết:
A. Ngay sau khi thai chết
B. Sau 2 tuần
C. Sau 4 – 6 tuần
D. Xảy ra sau nạo, sau sẩy
13. Trong thai chết lưu CIVD là tình trạng:
A. . Tiêu sợi huyết thứ phát
B. Đông máu rải rác tại các cơ quan
C. Đông máu rải rác trong lòng mạch
D. Đông máu rải rác trong lòng mạch và tiêu sợi huyết
14. Thai chết lưu thường gặp trong những trường hợp:
A. Mẹ mắc các bệnh lý mạn tính
B. Mẹ bị nhiễm khuẩn cấp tính
C. Mẹ có tiền sử đẻ nhiều lần
D. Cả câu A và B đúng
15. Đối với thai chết lưu dưới 8 tuần, tất cả các triệu chứng sau đều đúng,
NGOẠI TRỪ:
A. Ra máu âm đạo đỏ thẫm, dai dẳng, liên tục
B. Khối lượng tử cung có thể bình thường
C. Siêu âm chưa có âm vang thai
D. Định lượng
E.hCG sau 48 giờ tăng gấp hai lần

16. Thai chết lưu dưới 20 tuần, không có triệu chứng sau:
A. Ra máu âm đạo đỏ thẫm, không đông
B. Thỉnh thoảng thấy đau bụng
C. Không thấy thai máy
D. Bụng không to lên hoặc bé đi
17. Chẩn đoán xác định thai chết lưu trên 20 tuần dựa vào các dấu hiệu sau:
A. Không thấy thai cử động, hai vú tiết sữa non, tử cung mềm, không thấy rõ các phần
thai và to hơn tuổi thai
B. Không thấy thai cử động, hai vú tiết sữa non, tử cung mềm, không thấy rõ các phần
thai và nhỏ hơn tuổi thai
C. Không thấy thai cử động, hai vú tiết sữa non, tử cung mềm, không thấy rõ các phần
thai, không nghe được tim thai bằng ống nghe thường
D. Không thấy thai cử động, hai vú tiết sữa non, tử cung mềm, không thấy rõ các
phần thai không nghe được tim thai bằng ống nghe thường, siêu âm không thấy tim thai
18. Hướng xử trí thai chết lưu trong tử cung là:
A. Dùng Estrogen.
B. Nong nạo như thai bình thường.
C. Truyền Oxytocin.
D. Căn cứ vào kết quả sinh sợi huyết và tuổi thai để có thái độ xử trí đúng.
19. Thai chết lưu cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau, NGOẠI TRỪ:
A. Đa thai.
B. Sảy thai.
C. Chửa ngoài tử cung.
D. Chửa trứng.
20. Dấu hiệu KHÔNG có giá trị chẩn đoán thai chết lưu trên 20 tuần là:
A. Tiết sữa non.
B. Soi ối thấy nước ối đỏ nâu.
C. Chụp X quang thấy có dấu hiệu chồng khớp sọ.
D. Siêu âm không thấy cử động thai và hoạt động tim thai.
21. Thai chết lưu có thể gây biến chứng:
A. Sản giật.
B. Rau bong non.
C. Rau tiền đạo.
D. Rối loạn đông máu.
.
22. Trong những tháng cuối thai kỳ, dấu hiệu sớm nhất của thai chết lưu:
A. Sản phụ thấy tiết sữa non
B. Sản phụ không thấy thai máy
C. Định lượng HCG âm tính
D. Xquang thấy dấu hiệu Spalding
23. Dấu hiệu cận lâm sàng nào không phải của thai chết lưu:
A. Dấu hiệu bóng hơi ở các mạch máu lớn của thai
B. Dấu hiệu Spalding

C. Dấu hiệu vòng sáng quanh xương sọ thai trên X quang
D. Có dấu hiệu hình tổ ong trong buồng tử cung
24. Xét nghiệm nào sau đây là quan trọng nhất để tìm tình trạng rối loạn đông
máu trong thai chết lưu:
A. Số lượng hồng cầu và Hct
B. Thời gian máu chảy và máu đông
C. Số lượng và độ tập trung tiểu cầu
D. Fibrinogen
25. Sau đẻ thai lưu cần phải kiểm soát tử cung vì:
A. Sót rau
B. Để vét sạch máu trong tử cung
C. Loại trừ rách cổ tử cung
D. Làm hạn chế đờ tử cung sau đẻ

 

 

Related Articles

Để lại một bình luận