Đề thi trắc nghiệm Sản khoa- Thai chết lưu trong tử cung P2 online

Đề thi trắc nghiệm Sản khoa- Thai chết lưu trong tử cung P2 online

bởi admin

I. Bắt đầu bài thi Sản khoa- Thai chết lưu trong tử cung bằng cách bấm vào nút “Start”

Sản khoa- Thai chết lưu trong tử cung P2

Start
Congratulations - you have completed Sản khoa- Thai chết lưu trong tử cung P2. You scored %%SCORE%% out of %%TOTAL%%. Your performance has been rated as %%RATING%%
Your answers are highlighted below.
Return
Shaded items are complete.
12345
678910
1112131415
1617181920
2122232425
2627282930
31End
Return

II. Xem trước các câu hỏi của bài thi Sản khoa- Thai chết lưu trong tử cung dưới đây:

1.Rối loạn đông máu trong thai chết lưu là do:
A. Giảm Thromboplastine
B. Giảm Fibrinogene
C. Giảm Fibinolysine
D. Tăng Fibrinogene

2. Thai lưu KHÔNG được tống xuất ra ngay là do?
A. Cổ tử cung chưa được chín mùi do thiếu prostaglandin.
B. Do thiếu receptor tiếp nhận oxytocin.
C. Thai chết tiết ra chất làm giãn cơ trơn.
D. Nguyên nhân chưa rõ
.
3. Thai chết lưu dưới 12 tuần có hình ảnh siêu âm thường gặp nào?
A. Túi thai không chứa phôi hay có phôi nhưng không có tim phôi.
B. Thai bị gập lại.
C. Dấu hiệu chồng khớp sọ.
D. Chiều dài phôi nhỏ hơn tuổi thai.
4. Đặc điểm KHÔNG thường gặp của cuộc chuyển dạ thai chết trong tử cung:
A. Cơn co tử cung thường yếu.
B. Hiện tượng mở cổ tử cung chậm do màng ối mất tính căng.
C. Dễ có ngôi bất thường.
D. Dễ gây chấn thương cho đường sinh dục .
5. Nhiễm khuẩn trong thai chết lưu:
A. Không bao giờ gặp
B. Luôn luôn xảy ra trong mọi trường hợp
C. Chỉ gặp trong trường hợp thai non tháng
D. Gặp trong trường hợp ối vỡ lâu
6. Thai lưu 7 tháng sau đẻ, khám thấy da phần chi dưới của thai đã bị lột, xác
định khoảng thời gian thai chết:
A. 3 ngày
B. 4 ngày
C. 6 ngày
D. 8 ngày
7. Trên siêu âm, dấu hiệu nào sau đây là quan trọng nhất để khẳng định thai
chết lưu:
A. Không có cử động của thai
B. Không thấy hoạt động của tim thai
C. Dấu hiệu trứng trống
D. Dấu hiệu Spalding
8. Các sản phẩm thoái hoá trong tổ chức thai chết ồ ạt tràn vào tuần hoàn
người mẹ làm gây rối loạn quá trình đông máu cấp tính khi:
A.. Sau khi thai chết khoảng 4 tuần
B. Khi tử cung có cơn co hoặc khi có can thiệp vào buồng tử cung
C. Sau khi can thiệp vài giờ
D. Bất cứ thời điểm nào cũng đều xảy ra
9. Khi chẩn đoán thai chết lưu, triệu chứng nào sau đây là đáng chú ý nhất:
A. Tử cung chậm lớn so với tuổi thai
B. Khó xác định được phần thai
C. Tử cung nhỏ đi so với những lần khám trước
D. Mật độ tử cung mềm, tử cung không tương ứng với tuổi thai,
10. Tìm một câu sai trong đặc điểm chuyển dạ của thai chết lưu:
A. Cơn co tử cung kém hiệu quả
B. Cổ tử cung mở chậm
C. Dễ gây sang chấn đường sinh dục của sản phụ vì đẻ nhanh
D. Dễ chảy máu sau sinh do rối loạn đông chảy máu
11. Thuốc không thường được sử dụng để chống rối loạn đông máu trong thai
lưu
là:
A. Fibrinogen
B. Máu tươi toàn phần
C. E.A.C
D. Heparin
12. Chỉ định nong cổ tử cung, nạo thai lưu được áp dụng cho trường hợp:
A. Kích thước tử cung bé hơn tử cung có thai dưới 3 tháng
B. Thể tích tử cung bé hơn tử cung có thai dưới 2 tháng
C. Thai dưới 3 tháng
D. Thai 4- 5 tháng
13. Chỉ định cắt tử cung bán phần khi có biến chứng:
A. Chảy máu do rối loạn đông máu
B. Chảy máu do đờ tử cung
C. Chảy máu nhiều do các nguy cơ trên, điều trị nội khoa có đáp ứng
D. Chảy máu nhiều, điều trị nội khoa không đáp ứng
14. Hình ảnh thai chết lưu trên 20 tuần ở trên phim Xquang có:
A. Dấu hiệu Piszkacsek
B. Dấu hiệu Noble
C. Dấu hiệu Spanding
D. Dấu hiệu Bandl- Frommel
15. Chuyển dạ đẻ đối với thai chết lưu thường có đặc điểm:
A. Đầu ối dẹt
B. Ngối thai bình chỉnh tốt
C. Chuyển dạ kéo dài
D. Có nguy cơ gây vỡ tử cung
16. Câu nào sau đây không đúng đối với thai chết lưu:
A. Có thể gây rối loạn đông máu
B. Gây tâm lý hoang mang lo lắng cho bà mẹ
C. Cuộc đẻ thường tiến triển nhanh vì thai dễ sổ
D. Thường phải chủ động kiểm soát tử cung sau đẻ vì dễ sót rau
17. Đối với thai chết lưu trên 4 tháng, có thể gây sảy thai bằng Prostaglandin
E1
đặt âm đạo (hoặc ngậm)
:
A. Ở tất cả các nhà hộ sinh
B. Ở những cơ sở có bác sỹ chuyên khoa sản

C. Ở những tuyến chuyên khoa có cơ sở phẫu thuật
D. Ở những nơi có chuyên khoa sản
18. Việc nào sau đây không nên làm đối với thai chết lưu tại y tế tuyến cơ sở:
A. Cần làm thủ thuật cho thai ra càng sớm càng tốt
B. Nếu có biến chứng băng huyết cần hồi sức tích cực, gọi cấp cứu tuyến chuyên khoa,
nếu thai nhỏ dưới 20 tuần phải nạo gắp thai càng nhanh càng tốt, sau nạo dùng
Oxytocin để co hồi tử cung
C. Nếu có nhiễm khuẩn phải chuyển tuyến chuyên khoa càng nhanh càng tốt
D. Giải thích cho người nhà bệnh nhân về tình trạng nặng của bệnh nhân nếu có biến
chứng
19. Triệu chứng lâm sàngcó giá trị nhất để chẩn đoán thai chết lưu trên 20 tuần
là:
A. Thai không đạp.
B. Ra huyết đen âm đạo.
C. Đo chiều cao tử cung nhỏ hơn tuổi thai.
D. Không nghe thấy tim thai.
20. Trong trường hợp nào sau đây, thai chết lưu vẫn phải mổ lấy thai:
A. Não úng thủy
B. Rau tiền đạo trung tâm
C. Ngôi ngang
D. Thai già tháng con to
21. Nguyên nhân thai chết lưu từ phía thai. NGOẠI TRỪ:
A. Rối loạn nhiễm sắc thể
B. Thai dị dạng
C. Đa thai hoặc thai già tháng
D. Thai non tháng
22. Nguyên nhân sau đây không gây thai chết lưu:
A. Nhiễm Toxoplasma
B. Thai già tháng
C. Dây rốn thắt nút
D. Rau có vôi hóa
23. Nguyên nhân thai chết mà không bị tống xuất ra ngay là:
A. Rau còn tiết ra progesterone một thời gian sau khi thai chết
B. Thai chết khi cơ tử cung chưa tiếp nhận Oxytocin nội sinh
C. Thai chết tiết ra một yếu tố làm cơ tử cung không đối với Prostaglandine
D. Do tình trạng bệnh lý của mẹ khiến cơ tử cung co không đủ mạnh
24. Khi nói về tiến triển của thai chết lưu, điều nào sau đây SAI:
A. Nếu thai nhỏ, phôi sẽ tiêu đi
B. Nếu vỡ ối, nguy cơ nhiễm trùng ối sẽ cao hơn so với thai còn sống
C. Nếu thai lưu lâu ngày thai sẽ bị úng mục, da bong, não thoái hóa nước
D. Luôn bị băng huyết sau sanh do rối loạn đông máu.

25. Dấu hiệu nào sau đây KHÔNG có giá trị giúp chẩn đoán thai chết lưu:
A. Nặn ngực thấy chảy sữa non.
B. X quang thấy có dấu hiệu chồng sọ.
C. X quang thấy có bóng hơi dưới da đầu thai nhi.
D. Siêu âm không thấy cử động thai và hoạt động tim thai.
26. Thái độ xử trí đối với thai trên 20 tuần bị chết lưu (tử cung không có sẹo
mổ cũ)
A. Nong cổ tử cung và gắp thai
B.Tiến hành cắt tử cung cả khối
C. Gây chuyển dạ bằng oxytocin hay prostaglandin

D. Tiến hành mổ lấy thai
27. Ra máu âm đạo của thai chết lưu, có tính chất là:
A. Ra máu nhiều bầm loãng, không đông, kèm theo đau bụng nhiều
B. Ra máu tự nhiên vào 3 tháng đầu của thai kỳ, ra máu màu nâu đen, màu socholate,
có khi lẫn màng, mỗi cơn đau lại ra ít huyết
C. Ra máu tự nhiên vào 3 tháng đầu của thai kỳ, ra ít một, đỏ tươi hoặc nâu đen, kéo
dài làm bệnh nhân thiếu máu, nghén nặng
D. Ra máu âm đạo đỏ tươi, ít một, tái phát, lần sau nhiều hơn lần trước
E. Ra máu tự nhiên, ít một, màu đỏ sẫm hoặc nâu đen, thử nghiệm thai âm tính hoặc
dương tính, tử cung nhỏ hơn tuổi thai
28. Trong khi phát khởi chuyển dạ các trường hợp thai lưu nên:
A. Bấm ối để kết thúc chuyển dạ
B. Bấm ối, sau đó chuyền Oxytocin để kết thúc chuyển dạ nhanh
C. Duy trì màng ối, tránh gây vỡ ối để tránh sa dây rốn
D. Duy trì màng ối, tránh gây vỡ ối để tránh nhiễm khuẩn nặng sau khi ối vỡ
29. Trong trường hợp thai chết lưu có biến chứng chảy máu nặng do rối loạn
đ
ông máu cách
điều trị tốt nhất là:
A. Truyền các dung dịch cao phân tử để tăng thể tích tuần hoàn và thuốc chống tiêu
sinh sợi huyết Transamine …
B. Truyền Fibrinogen , Plasma tươi
C. Truyền máu lưu sẵn trong ngân hàng máu
D. Truyền máu tươi toàn phần
30. Xử trí một trường hợp thai lưu trên 20 tuần:
A. Khởi phát chuyển dạ để đưa thai ra ngay
B. Sử dụng Prostaglandin gây sẩy thai ngay
C. Tiếp tục chờ đợi chờ chín muồi cổ tử cung, gây sẩy thai
D. Khởi phát chuyển dạ sau khi đã chuẩn bị đầy đủ
31. Đối với thai chết lưu >20 tuần:
A. Tỷ lệ thành công của các phương pháp xử trí cho thai ra không phụ thuộc vào tuổi
thai
B. Khẩn trương, cho thai ra càng nhanh càng tốt
C. Tất cả trường hợp đều phải gây chuyển dạ ngay
D. Có thể trì hoãn nếu các xét nghiệm máu bình thường và không có nhiễm khuẩn

 

Related Articles

Để lại một bình luận