Đề thi trắc nghiệm Vi sinh- Đại cương vi khuẩn P2 online

Đề thi trắc nghiệm Vi sinh- Đại cương vi khuẩn P2 online

bởi admin

I. Bắt đầu bài thi Vi sinh- Đại cương vi khuẩn bằng cách bấm vào nút “Start”

Vi sinh- Đại cương vi khuẩn P2

Start
Congratulations - you have completed Vi sinh- Đại cương vi khuẩn P2. You scored %%SCORE%% out of %%TOTAL%%. Your performance has been rated as %%RATING%%
Your answers are highlighted below.
Return
Shaded items are complete.
12345
678910
1112131415
16171819End
Return

II. Xem trước các câu hỏi của bài thi Vi sinh- Đại cương vi khuẩn dưới đây:

1.Chọn câu đúng:
A. MT chọn lọc dựa trên cơ sở phản ứng lên men đường tạo acid và làm đổi màu chất chỉ
thị pH.
B. Dùng MT chọn lọc để phân lập và định danh các tác nhân gây bệnh đặc biệt.
C. Thạch muối mannitol là MT phân biệt.
D. Thạch Mac Conkey vừa là MT phân biệt, vừa là MT chọn lọc.
2. Chọn số ý đúng về các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật:
(1) Tiệt trùng là quá trình tiêu diệt tất cả các vi sinh vật ( ngoại trừ nha bào).
(2) Khử trùng là quá trình tiêu diệt hoàn toàn các tác nhân VSV gây bệnh (kể cả nha bào).
(3) Sử dụng tia gamma, khí ethylene oxide,… là phương pháp sử dụng cho quá trình tiệt
trùng.
(4) Khí nóng khô là phương pháp sử dụng cho quá trình khử trùng.
(5) Các biện pháp sử dụng cho quá trình khử trùng như: sử dụng tia cực tím, hơi nước
nóng 80-100 độ trong vài phút,…
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
3. Phát biểu sai khi nói về đặc điểm chung của vi khuẩn
A. Vùng nhân nằm riêng biệt có màng nhân bao bọc
B. Vi khuẩn Gram dương bắt màu thuốc nhuộm màu tím
C. Vi khuẩn Gram âm bắt màu thuốc nhuộm màu đỏ
D. Sự khác biệt về màu của vi khuẩn Gram khi nhuộm là do vách tế bào

4. Kháng nguyên của vi khuẩn không có ở
A. Vỏ
B. Vách tế bào
C. Pili
D. Màng nguyên sinh
5. Năng lượng và chất dinh dưỡng được tích trữ ở
A. Thể vùi
B. Không bào
C. Nha bào
D. Bào tương
6. Nhận định sai về bào tử
A. Còn gọi là nha bào
B. Có peptidoglycan giữa 2 màng sinh chất
C. Có thể phát triển thành vi khuẩn

D. Là hình thức sinh sản chính của vi khuẩn
7. Cấu trúc giúp vi khuẩn có khả năng bám
A. Lông, pili, fimbriae
B. Vỏ, pili, fimbriae
C. Mesosome, màng nguyên sinh, pili
D. Vách tế bào, màng nguyên sinh, vỏ
8. Hai tiểu đơn vị của ribosom vi khuẩn có độ lắng lần lượt là
A. 30S và 50S
B. 40S và 60S
C. 40S và 70S
D. 30S và 40S
9. Để phân lập các vi khuẩn gây bệnh đặc biệt ta sử dụng môi trường nuôi cấy:
A. Dinh dưỡng
B. Phong phú
C. Phân biệt
D. Chọn lọc
10. Các giai đoạn phát triển bình thường của vi khuẩn trong môi trường lỏng
A. Thích ứng – tăng theo hàm số mũ – suy tàn – dừng tối đa
B. Thích ứng – tăng theo hàm số mũ – dừng tối đa – suy tàn
C. Thích ứng – dừng tối đa – tăng theo hàm số mũ – suy tàn
D. Tăng theo hàm số mũ – thích ứng – dừng tối đa – suy tàn
11. Màng nguyên sinh của tế bào vi khuẩn không có tính chất nào dưới đây
A. Cấu tạo bởi phospholipid, protein và sterol
B. Phospholipid tạo thành 1 lớp đôi gắn protein
C. Có chức năng tổng hợp và sản xuất các thành phần của vách tế bào
D. Bài tiết enzyme và độc tố ngoại bào
12. Đặc điểm cấu trúc và thành phần vách của vi khuẩn Mycobacteria
A. Có peptidoglycan nhưng còn chứa 1 lượng lớn lipid
B. Có đặc tính kháng acid
C. Khác với vách tế bào vi khuẩn Gram dương
D. Nhuộm được vi khuẩn bằng phương pháp nhuộm kháng acid Zield-Neelson
E. Tất cả đều đúng
13. Tế bào chất của vi khuẩn không có tính chất nào
A. Có dạng lỏng
B. Có 80% là nước
C. Có ty thể, lạp thể, lưới nội bào
D. A và B
E. B và C
14. Môi trường phân biệt là môi trường
A. Để phân lập và định danh các vi khuẩn gây bệnh đặc biệt
B. Dựa trên phản ứng lên men đường tạo acid và làm đổi màu chất chỉ thị pH

C. Không có kháng sinh để vi khuẩn có thể phát triển được
D. A và B
E. B và C
15. Cơ sở để phân loại các vi khuẩn gây bệnh
A. Hình dạng và tính chất bắt màu thuốc nhuộm của chúng
B. Vị trí gây bệnh của chúng
C. Khả năng di động của chúng
D. A và B
E. A và C
16. Phát biểu sai khi nói về thử nghiệm Break – Pointests
A. Chính xác hơn khuếch tán trên thạch
B. Nồng độ thuốc thử nghiệm phải tương ứng nồng độ thuốc có trong cơ thể
C. Dùng để thử nghiệm tính nhạy cảm của VK đối với KS
D. Thử nghiệm mang tính chuẩn mực trong chẩn đoán bệnh
17. Phần lớn VK sống trong điều kiện pH
A. 1-3
B. 3-9
C. 10-14
D. Mọi điều kiện pH
18. Trình tự nhân đôi của vi khuẩn
A. TB dài ra – DNA nhân đôi – xuất hiện vách ngăn
B. DNA nhân đôi – TB dài ra – xuất hiện vách ngăn
C. Xuất hiện vách ngăn – TB dài ra – DNA nhân đôi
D. DNA nhân đôi – xuất hiện vách ngăn – TB dài ra
19. Phương pháp xác định nồng độ ức chế tối thiểu có tên là:
A. MIC
B. MBC
C. MHC
D. MOC

Related Articles

Để lại một bình luận