I. Bắt đầu bài thi bằng cách bấm vào nút “Start”
Vi khuẩn- Phần 8
Xem tất cả các phần trắc nghiệm Vi sinh khác ở đây:
Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 4 | Phần 5 | Phần 6 | Phần 7 | Phần 8
II. Xem trước các câu hỏi của bài thi ở dưới đây
1.Phương pháp chẩn đoán nhanh vi khuẩn tả trong phòng thí nghiệm:
A. Nhuộm Gram
B. Phản ứng bất động vi khuẩn tả
C. Phân lập vi khuẩn
D. Phản ứng huyết thanh
2. Vacxin tả thường được sử dụng là loại:
A. Vacxin giải độc tố
B. Vacxin sống giảm động lự
C: Vacxin xin chết
D: Chưa có vacxin
3. Phân biệt vi khuẩn tả với vi khuẩn đường ruột bằng:
A: Hình thể
B: Hô hấp hiếu khí tuyệt đối
C: Khả năng di động
D: Không phân biệt vì cùng họ đường ruột
4. Bệnh phẩm thường được lấy để xét nghiệm tìm vi khuẩn tả là:
A. Phân và hoặc chất nôn
B. Chất nôn và hoặc máu tĩnh mạch
C. Phân
D. Phân và hoặc máu tĩnh mạch
5. Dấu hiệu luôn có, quan trọng nhất và nổi bật nhất của bệnh nhân tả là:
A. Sốt cao
B. Nôn
C. Mất nước
D. Đi ngoài phân nhày máu
6. Vi khuẩn tả có thể sống được trong môi trường:
A. Có tính kiềm và có nồng độ muối cao
B. Có tính acid và có nồng độ muối cao
C. Có tính kiềm và có tính acid
D. Có nồng độ chất dinh dưỡng ở mức tối thiểu
7. Vi khuẩn tả di động theo kiểu:
A. Xoay giật
B. Tại chỗ
C. Chậm
D. Như sao đổi ngôi
8. Vi khuẩn tả gây bệnh bằng cách:
A. Nội độc tố
B. Ngoại độc tố
C. Vỏ
D. Xâm nhập, làm tổn thương thành ruột
9. Vi khuẩn tả được phân biệt với các vi khuẩn thuộc họ đường ruột dựa vào:
A. Khả năng gây bệnh
B. Độc tố
C. Cơ chế hô hấp
D. Nhu cầu dinh dưỡng.
10. Vị trí gây bệnh của vi khuẩn tả tại:
A. Đại tràng
B. Trực tràng
C. Ruột non
D. Dạ dày và tá tràng.
11. Vi khuẩn lỵ gây bệnh bằng ngoại độc tố, đó là:
A. S. shiga
B. S. dysenteria
C. S. flexneri
D. S. boydii
12. Về hình thể, tính chất bắt màu và cấu trúc, vi khuẩn lỵ có đặc điểm:
A. Trực khuẩn gram (+), không có lông và không có vỏ.
B. Trực khuẩn gram (-), không có lông và không có vỏ.
C. Trực khuẩn gram (+), có lông và không có vỏ.
D. Trực khuẩn gram (-), có lông và không có vỏ.
13. Vị trí gây bệnh của vi khuẩn lỵ tại:
A. Đại tràng
B. Đại tràng và ruột non
C. Ruột non
D. Dạ dày và tá tràng.
14. Trong phân bệnh nhân lỵ khi soi kính hiển vi, thường thấy:
A. Hồng cầu và bạch cầu
B. Bạch cầu
C. Hồng cầu
D. Rất ít vi khuẩn
15. Trong hội chứng lỵ không có triệu chứng:
A. Đau quạn bụng
B. Nôn dữ dội.
C. Mót rặn
D. Đi ngoài phân nhày máu.
16. Về khả năng gây bệnh, trực khuẩn lỵ không có đặc điểm:
A. Gây bệnh bằng cách xâm nhập.
B. Gây bệnh bằng ngoại độc tố.
C. Gây viêm dạ dày ruột.
D. Có tác dụng của nội độc tố.
17. Nguồn lây trực khuẩn lỵ trong cộng đồng khó tránh nhất, đó là chất thải của đối tượng:
A. Bệnh nhân lỵ
B. Bệnh nhân lỵ đang điều trị.
C. Người lành mang trùng.
D. Bệnh nhân mắc lỵ cấp tính.
18. Bệnh phẩm để xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn lỵ là:
A. Phân
B. Chất nôn
C. Máu tĩnh mạch
D. A + B
19. Về hình thể, tính chất bắt màu và cấu trúc, vi khuẩn thương hàn có đặc điểm:
A. Trực khuẩn gram (+), không có lông và không có vỏ.
B. Trực khuẩn gram (-), không có lông và không có vỏ.
C. Trực khuẩn gram (+), có lông và không có vỏ.
D. Trực khuẩn gram (-), có lông và không có vỏ.
20. Bệnh nhân mắc bệnh thương hàn, lúc đang sốt cao, bệnh phẩm thường được lấy để nuôi cấy là:
A. Máu
B. Mủ
C. Phân
D. Dịch não tuỷ
21. Vi khuẩn thường hàn có đặc điểm:
A. Có vỏ
B. Không có lông
C. Có nha bào
D. Có khả năng gây ngộ độc thức ăn