I. Bắt đầu bài thi Vi sinh- Phản ứng kháng nguyên kháng thể bằng cách bấm vào nút “Start”
Vi sinh- Phản ứng kháng nguyên kháng thể P2
II. Xem trước các câu hỏi của bài thi Vi sinh- Phản ứng kháng nguyên kháng thể dưới đây:
1. Một phản ứng kháng nguyên – kháng thể được tiến hành như sau: Tiêm trong da một
lượng nhỏ độc tố bạch hầu. Phản ứng viêm tại chỗ sẽ xảy ra nếu cơ thể không có kháng độc
tố, phản ứng không xảy ra nếu cơ thể đã có kháng độc tố. Phản ứng này là:
A. Trung hòa độc tố in vitro
B. Trung hòa độc tố in vivo
C. Kết hợp bổ thể.
D. Ngưng kết chủ động.
2. Kỹ thuật thích hợp nhất để xác định một kháng thể đơn dòng trong huyết thanh hay trong
nước tiểu cô đặc là:
A. Miễn dịch điện di.
B. Miễn dịch điện di đối lưu.
C. Miễn dịch điện di khuếch tan in situ
D. Ngưng kết định tính trên phiến kính.
3. Để chẩn đoán những bất thường đơn dòng của kháng thể người ta dùng kỹ thuật:
A. Miễn dịch điện di.
B. Ngưng kết định tính trên phiến kính.
C. Phản ứng Mancini
D. Điện di miễn dịch in situ.
3. Đâu không phải mục đích của thử nghiệm “dấu thấm miễn dịch”:
A. Khẳng định kết quả nhiễm HIV.
B. Định tính và định lượng kháng thể đơn dòng.
C. Xác định một số trình tự kháng thể.
D. Chẩn đoán một số tình trạng nhiễm khuẩn.
4. Kỹ thuật nào sau đây không yêu cầu kháng nguyên hữu hình:
A. Phản ứng Coombs
B. Phản ứng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp.
C. Phản ứng ngưng kết thụ động.
D. Miễn dịch điện di.
5. Để xác định nhóm máu của một người, lần lượt thực hiện các kỹ thuật:
– Ngưng kết định tính: hồng cầu của người này không ngưng kết khi gặp kháng thể anti A,
anti B và anti H.
– Ngưng kết nhân tạo: phản ứng dương tính.
Nhóm máu của người này là:
A. AB, Rhesus (-)
B. O, Rhesus (+)
C. O Bombay, Rhesus (+)
D. B, Rhesus (-)
6. Kỹ thuật xác định kháng thể “không hoàn chỉnh” là:
A. Ngưng kết Coombs
B. Ngưng kết định tính.
C. Miễn dịch điện di.
D. Ngưng kết gián tiếp.
7. Hình dưới là một thử nghiệm Ouchterlony: các protein máu cừu và người ở 2 giếng khác
nhau (mẫu A và mẫu B), giếng màu đỏ chưa kháng thể kháng albumin cừu, 2 giếng còn lại
có albumin cừu và người. Mẫu nào có máu người ?
A. Mẫu A.
B. Mẫu B.
C. Cả 2 mẫu.
D. Không có mẫu nào.
8. Phản ứng kháng nguyên – kháng thể có các tính chất sau, trừ một:
A. Tính đặc hiệu cao
B. Tính khả hồi
C. Tính bền vững
D. Tính có lợi hoặc có hại
9. Lực liên kết giữa kháng nguyên và kháng thể không bao gồm:
A. Lực liên kết đồng hoá trị
B. Lực liên kết hydrogen
C. Lực liên kết Van der Waal‟s
D. Lực liên kết tĩnh điện
E. Lực liên kết kỵ nước
10. Phản ứng HI trong chuẩn đoán và nghiên cứu virus cúm thuộc loại:
A. Phản ứng ngưng kết trực tiếp
B. Phản ứng ngưng kết gián tiếp
C. Phản ứng ngưng kết nhân tạo
D. Phản ứng ngăn ngưng kết
11. Chọn câu sai khi nói về phản ứng Shick:
A. Là phản ứng trung hoà in vivo
B. Thuộc nhóm phản ứng trung hoà độc tố
C. Dùng để điều tra dịch tễ học bạch hầu
D. Kết quả dương tính cho thấy bệnh nhân đã có kháng độc tố bạch hầu
12. Miễn dịch phóng xạ – RIA sử dụng đồng vị phóng xạ nào để đánh dấu:
A. I125
B. H3
C. C14
D. Cả A và B đều đúng
13. Ngưỡng phát hiện của phản ứng miễn dịch men (EIA) là:
A. 0,001 (µg/ml)
B. 0,0001 (µg/ml)
C. 0,00001(µg/ml)
D. 0,01(µg/ml)
14. Các test miễn dịch có độ đặc hiệu cao thường dùng để chuẩn đoán xét nghiệm:
A. Bệnh nặng vì không được chuẩn đoán sót
B. Bệnh quan trọng đối với sức khoẻ cộng đồng
C. Bệnh lưu hành nhiều trong quần thể
D. Tất cả đều đúng
15. Virus sởi gây ngưng kết hồng cầu của loài nào:
A. Gà
B. Chó
C. Cừu
D. Khỉ
16. Phương pháp vi sinh học trong chuẩn đoán bệnh nhiễm vi sinh vật không bao gồm:
A. Soi tươi
B. Nhuộm gram
C. Nuôi cấy
D. Điều chế vaccin
17. Hiện tượng âm tính giả gọi là hiện tượng tiền vùng khi:
A. Quá nhiều kháng nguyên so với kháng thể
B. Phản ứng kháng nguyên – kháng thể không rõ
C. Quá nhiều kháng thể so với kháng nguyên
D. Phản ứng kháng nguyên – kháng thể không đặc hiệu