Đề thi trắc nghiệm Vi sinh- Thuốc kháng sinh online

Đề thi trắc nghiệm Vi sinh- Thuốc kháng sinh online

bởi admin

I. Bắt đầu bài thi Vi sinh- Thuốc kháng sinh bằng cách bấm vào nút “Start”

Vi sinh- Thuốc Kháng Sinh

Start
Congratulations - you have completed Vi sinh- Thuốc Kháng Sinh. You scored %%SCORE%% out of %%TOTAL%%. Your performance has been rated as %%RATING%%
Your answers are highlighted below.
Return
Shaded items are complete.
12345
678910
1112131415
161718End
Return

II. Xem trước các câu hỏi của bài thi Vi sinh- Thuốc kháng sinh dưới đây:

1. Chọn câu đúng về kháng sinh:
A. Tác động ở mức độ tế bào.
B. Có tác dụng đặc hiệu.
C. Chỉ có tác dụng diệt khuẩn.
D. Tất cả kháng sinh có hoạt phổ hẹp.
2. Không phải là cơ chế tác động của kháng sinh:
A. Ức chế tổng hợp acid nucleic.
B. Ức chế tổng hợp protein.
C. Ức chế thành lập vách tế bào.
D. Ức chế sự tạo màng tế bào.
3. Chọn số phát biểu đúng:
(1)Kháng sinh bao gồm chất sát khuẩn.
(2)Phân loại kháng sinh dựa vào nhóm bệnh cần điều trị.
(3)Sự kháng thuốc kháng sinh có thể do di truyền hoặc không di truyền.
(4)Lạm dụng kháng sinh có thể gây bội nhiễm vi khuẩn.
(5)Kháng sinh có cùng hoạt tính như nhau đối với các loại vi khuẩn.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
4. Sự kháng chéo:
A. Chỉ gặp ở những thuốc có thành phần hóa học tương tự nhau.
B. Kháng 1 loại thuốc sẽ kháng với tất cả thuốc cùng cơ chế tác động.
C. Sử dụng đồng thời 2 loại thuốc không có phản ứng chéo sẽ giới hạn kháng thuốc.
D. Erythromycin và Lincomycin có liên hệ hóa học nên có thể xảy ra kháng chéo.
5. Cơ chế tác động của sulfonamides:
A. Ức chế tổng hợp acid nucleic.
B. Ức chế tổng hợp protein.
C. Ức chế thành lập vách tế bào.
D. Ức chế nhiệm vụ màng tế bào.
6. Số phát biểu đúng về Penicillin G:
(1)Thuộc nhóm β-lactams.
(2)Bị dịch vị phá hủy.
(3)Có thể tiêm hoặc dùng bằng đường uống.
(4)Vi khuẩn sản xuất được penicillinase sẽ kháng Penicillin G.
(5)Bền với acid và β-lactamase.
A. 1
B. 2

C. 3
D. 4

7. Chọn câu sai về Chloramphenicol:
A. Là thuốc diệt khuẩn.
B. Có thể gây thiếu máu do suy tủy.
C. Gây ức chế tổng hợp protein vi khuẩn.
D. Có thể điều trị nhiễm trùng ở HTK trung ương.
8. Nhóm thuốc kháng lao:
A. Rifampin, PAS, Penicillin.
B. Dapsone, Rifampin, Streptomyicn.
C. Isoniazid, Rifampin, PAS.
D. Cefazolin, Streptomycin, Rifampin.
9. Thuốc nào chỉ dùng điều trị tại chỗ (bôi ngoài da, viên ngậm,…):
A. Bacitracin.
B. Linezolid.
C. Tyrothricin.
D. A và C.

10. Cơ chế của sự kháng thuốc:

(1)Thay đổi khả năng thẩm thấu thuốc của màng tế bào vi khuẩn.
(2)Cấu trúc điểm gắn thuốc bị thay đổi.
(3)Vi khuẩn sản xuất enzyme thủy phân thuốc.
(4)Vi khuẩn thay đổi đường biến dưỡng.
A. (1), (2), (3)
B. (1), (2), (4)
C. (2), (3), (4)
D. Tất cả đều đúng.
11. Kiểu phối hợp kháng sinh nào có tác dụng hợp đồng:

A. Amphotericin và Flucytosine.
B. Sulfonamides và Trimethoprim.
C. Penicillin và Cephalosporin.
D. A và B.
12. Chọn câu đúng về Cephalosporins:
A. Tất cả Cephalosporins thế hệ 3 thấm được vào HTK trung ương.
B. Cefazolin được dùng để phòng ngừa nhiễm trùng ngoại khoa.
C. Xếp thành 3 loại chính.
D. Có cơ chế tác động khác với Penicillins.
13. Chọn câu đúng về Aminoglycosides:
A. Hoạt tính cao ở pH acid.
B. Gây độc cho dây thần kinh thính giác và thận.
C. Chưa xuất hiện chủng vi khuẩn kháng Streptomycin.
D. Không được sử dụng phối hợp Streptomycin và Penicillin.

14. Phát biểu đúng về Tetracyclines:
(1)Tác dụng ngưng khuẩn.
(2)Vi khuẩn kháng các Tetracycline có thể vẫn nhạy cảm với Minocycline.
(3)Hoạt phổ rộng.
(4)Có thể xâm nhập dịch não tủy dễ dàng.
A. (1), (2), (3)
B. (1), (2), (4)
C. (2), (3), (4)
D. (1), (3), (4)
15. Penicillin nào không bị hủy bởi β-lactamase:
A. Penicillin G
B. Nafcillin
C. Ampicillin
D. Penicillin V
16. Cephalosporins:
A. Thế hệ 4 được dùng điều trị Pseudomonas aeruginosa.
B. Thế hệ 1 thấm được vào HTK trung ương.
C. Thế hệ 3 giảm tác động với trực khuẩn gram âm.
D. Ceftaroline tác dụng được trên Pseudomonas.
17. Kháng sinh hiệu quả đối với nhiễm khuẩn tủy xương do Staphylococci:

A. Vancomycin
B. Lincomycin
C. Erythromycin
D. Polymyxin
18. Chloramphenicol là thuốc chọn lọc điều trị nhiễm khuẩn:
A. Rickettsia, Chlamydia
B. Salmonella, H. influenzae
C. Salmonella, Rickettsia
D. H. influenza, Chlamydia

Related Articles

Để lại một bình luận