Định lượng Acid Uric trong máu

Định lượng Acid Uric trong máu

bởi admin

ĐỊNH LƯỢNG ACID URIC

I. NGUYÊN LÝ

Acid Uric là sản phẩm chuyển hóa cuối cùng của base có nitơ nhân purin. Acid Uric máu được định lượng theo phương pháp enzyme so màu

Uricase

Uric Acid + 2H2O + O2  ——————->   Allatoin + CO2   + H2O2

              peroxidase

2 H2O2 + H+ + TOOSa + 4-aminophenazone —————————–> hợp chất màu đỏ + 4H2O

Sản phẩm màu được đo ở bước sóng 546nm.

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sỹ hoặc kỹ thuật viên được đào tạo chuyên ngành Hóa sinh

2. Phương tiện, hóa chất

–     Máy móc: hệ thống máy sinh hóa

–    Thuốc thử: sẵn sàng sử dụng.

R 1: buffer, TOOS …

R 2: Uricase, POD, 4-AAP…

Bảo quản ở 2-8oC đến khi hết hạn sử dụng, 8 tuần khi để trên máy phân tích

Các loại dung dịch hệ thống khác

–    Chuẩn, nước muối sinh lý

–    Control: 2 mức

–    Vật tư tiêu hao: ống lấy máu, kim tiêm, bông, cồn, găng tay …

3. Người bệnh:

được giải thích trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng.

4. Phiếu xét nghiệm:

Có đầy đủ thông tin về người bệnh bao gồm tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có) …

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm: bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống tiêu chuẩn. Ly tâm trước khi tiến hành kỹ thuật. Có thể sử dụng huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng heparin. Bảo quản ở 2-8oC trong vòng 5 ngày, ở – 20oC được 6 tháng. Rã đông một lần.

Để bệnh phẩm, chuẩn, control ở nhiệt độ phòng (20-25oC) và lắc đều trước khi tiến hành XN.

2. Tiến hành kỹ thuật

–    Máy móc, hóa chất đã được cài đặt và chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Control nằm trong miền cho phép tùy thuộc vào kỹ thuật, thuốc thử của từng công ty. Thông thường chạy control 2 miền: bình thường và bất thường. Đối chiếu với luật về nội kiểm chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu.

–    Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm và trả kết quả.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Giá trị bình thường

1. Nồng độ acid uric trong máu

Nam: 3,6 – 8,5 mg/dL hay 214 – 506 umol/L.
Nũ”. 2,3 – 6,6 mg/dL hay 137 – 393 umol/L.

2. Nồng độ acid uric trong nước tiểu

250 – 1000 mg/24h hay 1,5 – 5,9 mmol/24h.

Trên mẫu nước tiểu lấy ngẫu nhiên:
Nam: 105-595 mg/g creatinin.
Nữ: 95-740 mg/g creatinin.

3. Nồng độ acid uric trong dịch khớp

2 -6 mg/dL hay 0,1 – 0,3 mmol/L.

Tăng nồng độ acid uric trong máu

Các nguyên nhăn chính thường gặp là:

1. Tăng sản xuất acid uric

Tăng acid uric máu tiên phát (30% BN gout thuộc loại vô căn).
Phá huỷ tổ chức (Vd: sau hoá trị liệu, xạ trị).
Gia tăng chuyển hóa tế bào (Vd: bệnh lơxêmi cấp, u lympho, đa u tủy xương, bệnh đa hồng cầu).
Thiếu máu do tan máu (Vd: sốt rét, bệnh hồng cầu hình liềm, thiếu G6PD).
Thức ăn chứa nhiều purin.
Béo phì.
Nhịn đói hay dùng chế độ ăn giảm cân chứa nhiều protein.

2. Giảm đào thải acid uric qua thận

Suy thận (không tương quan với mức độ nặng của tổn thương thận).
Nghiện rượu cấp.
Dùng thuốc lợi tiểu (Vd: thiazid, furosemid, acid ethacrynic…).
Tổn thương các ống thận xa.
Nhiễm toan lactic.
Suy tim ứ huyết.
Các thuốc gây giảm thải acid uric qua nước tiếu:
■ Aspirin (liều thấp < 4 g/ngày).
■ Thuốc lợi tiểu (ngoại trừ Spironolacton và ticrynafen).
■ Probenecid (với liều thấp).
■ Phenylbutazon (với liều thấp).

3. Các nguyên nhân khác

– Bệnh nhân bị vữa xơ động mạch và tăng HA vô căn (tăng nồng độ acid uric máu được gặp ở 80% các BN bị tăng trìgycend máu).
– Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng cấp (hay bệnh nhiễm virus Epstein-Barr).
– Nhiễm độc thai nghén và tiền sản giật (xét nghiệm nồng độ acid uric máu theo seri giúp theo dõi đáp ứng điều trị và đánh giá tiên lượng bệnh).
– Suy cận giáp trạng.
– Cường cận giáp tiên phát.
– Suy giáp.
– Ngộ độc chì mạn tính.
– Chấn thương.
– Thận đa nang.
– Bệnh sarcoidose.
– Nhiễm độc mạn berylium (chronic berylliosis).
– Một số bệnh lý hiếm gặp: Bệnh von Gierke, hội chứng LeschNyhan (Lesch-Nyhan Syndrome), hội chứng Down, bệnh đái nước tiểu mùi ngọt hương tùng (maple syrup urine disease).

Giảm nồng độ acid uric trong máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:
1. Hoà loãng máu.
2. Hội chứng tiết hormon chống bài niệu (ADH) không thích họp (SIADH).
3. Tổn thương các ống thận gần (Vd: tình trạng được gặp ở người lớn hoàn toàn khỏe mạnh song có khiếm khuyết đơn thuần tái hấp thu hay vận chuyển acid uric ống thận).
4. Hội chứng Fanconi.
5. Các thuốc gây tăng thải acid uric qua nước tiếu:
– ACTH.
– Benzbromaron.
– Allopurinol.
– Probenecid (với liều cao).
– Cortison.
– Phenylbutazon (với liều cao).
– Sulfmpyrazon.
– Salicylat (với liều cao).
– Acid ascorbic.
– Thuốc kháng Vitamin K coumarin.
– Các thuốc gây độc cho tế bào để điều trị bệnh ung thư (cytotoxic drugs). Thuốc cản quang. Các thuốc khác: glyceryl guaiacolat, estrogen, phenothiazin, indomethacin…
6. Bệnh Wilson.
7. Thiếu enzym xanthin oxydase (Vd: chứng đái xanthin trong nước tiểu [xanthinuria]).
8. To đầu chi (ở một số bệnh nhân).
9. Bệnh Celiac (tăng nhẹ nồng độ acid uric máu).
10. Một số trường hợp bệnh lý u tân sinh (Vd: Bệnh Hodgkin, ung thư biểu mô).

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ.

Nguyên nhân Sai sót Xử trí
Bệnh  phẩm lấy  vào  ống chống đông bằng EDT Làm     giảm     kết            quả khoảng 7% Không sử dụng loại chất chống đông này
Bệnh phẩm tăng bilirubin, huyết tán, tăng lipid máu, đang sử dụng thuốc Kết    quả    ảnh          hưởng

không rõ

Nồng độ > dải đo (11,9 –

1487 μmol/L)

Sai lệch kết quả. Rất ít gặp Pha loãng bệnh phẩm

 

Nguồn: Quyết định 320 /QĐ-BYT Quyết định Về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh”, Bộ Y tế, 2014

Related Articles

Để lại một bình luận