Định lượng Amoniac trong máu

Định lượng Amoniac trong máu

bởi admin

ĐỊNH LƯỢNG AMONIAC

Trong điều kiện bình thường Amoniac được chuyển đổi thành ure tại gan và sau đó được thận bài xuất. Nếu có một rối loạn thực thể ngăn không cho quá trình chuyển đổi nói trên xảy ra, NH3 sẽ tích tụ trong dòng tuần hoàn. Khi tích tụ trong máu với nồng độ cao sẽ gây ra một tình trạng bệnh não gan.

I . NGUYÊN LÝ

Theo phương pháp động động học enzym. Dựa trên phản ứng sau:

Enzym glutamate dehydrogenase (GLDH) xúc tác phản ứng với sự tham gia của NADPH theo sơ đồ sau:

Lượng NADPH2  bị oxy hóa trong giai đoạn phản ứng sẽ tương đương với lượng NH3  có trong mẫu bệnh phẩm. Có thể đo được sự giảm mật độ quang học do NADPH chuyển thành NADP ở bước sóng vùng tử ngoại

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Đại học chuyên ngành Hóa sinh miễn dịch và 01 kỹ thuật viên.

2. Phương tiện, hóa chất

2.1. Phương tiện

Máy phân tích hóa sinh tự động: Hitachi 912, 917, cobas 6000; các máy AU680, 2700, 5800 và một số máy khác.

2.2. Hóa chất

R1 Triethanolamine buffer: 151 mmol/L, pH 8.6;

α-ketoglutarate: 16.6 mmol/L;   DP: ≥1.2 mmol/L; chất bảo quản R2 NADPH: ≥ 458 µmol/L; GLDH: ≥24.3 U/mL (EC 1.4.1.3; bovine liver; 25°C); triethanolamine buffer: 151 mmol/L, pH 8.6; α-ketoglutarate: 16.6 mmol/L;   ADP: ≥ 1.2 mmol/L; chất bảo quản.(tham khảo theo hoá chất của Roche diagnostic)

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác

– Ống nghiệm

– Găng tay, dây garô

– Bông , cồn sát trùng, bơm tiêm hoặc kim lấy máu

3. Người bệnh

–   Cần giải thích cho người bệnh và người nhà mục đích xét nghiệm

–   Người bệnh cần nhịn ăn 8 – 10h trước khi lấy máu

–   Tránh hoạt động thể lực qúa mức và hút thuốc trước khi lấy máu xét nghiệm

4. Phiếu xét nghiệm

Có y lệnh của bác sỹ lâm sàng ghi trên phiếu xét nghiệm

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm

– Lấy máu vào ống chống đông EDTA

– Mẫu cần được đậy nắp chặt, bảo quản lạnh và chuyển ngay xuống phòng xét nghiệm. Tại phòng xét nghiệm cần ly tâm để phân tích mẫu càng sớm càng tốt.

2. Tiến hành kỹ thuật

2.1. Chuẩn bị máy phân tích

Dựng đường chuẩn: dựa trên 2 điểm

Phân tích QC:  ở cả 2 level. Khi QC đạt tiến hành phân tích mẫu

2.2. Phân tích mẫu

Mẫu bệnh phẩm nên được tiến hành phân tích trong vòng 2giờ. Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm.

Đánh số (hoặc ID của người bệnh); chọn test và vận hành theo protocol của máy, máy sẽ tự động phân tích.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Giá trị tham chiếu:

– Nam: 14.7 – 55.3  µmol/L (25-94 µg/dL)

– Nữ:  11.2 – 48.2 µmol/L (19-82 µg/dL)

 – Trẻ em: 28 – 57  µmol/L (40 – 80 mg/L)

– Trẻ sơ sinh: 64 – 1072 µmol/L (90 – 150 mg/L)

Hệ số chuyển đổi: µg/dL x 0.587  = µmol/L

2. Tăng nồng độ ammoniac máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

– Một số khiếm khuyết chuyển hóa bẩm sinh (Vd: khiếm khuyết trong chu trình urê, các khuyết tật chuyển hóa acid hữu cơ).

– Tăng nồng độ ammoniac thoáng qua ở trẻ sơ sinh không rõ căn nguyên.

– Bệnh gan nặng: Hoại tử té bào gan cấp, xơ gan giai đoạn cuối và sau phẫu thuật nối thông cửa-chủ (portocaval anastomosis).

– Suy tế bào gan.

– Bệnh não gan (Hepatic encephalopathy).

– Hội chứng Reye.

– Chảy máu tiêu hóa.

– Sau mổ nối thông đại trạng sigma – niệu quản (ureterosigmoidostomy).

– Một số bệnh lý huyết học:

■ Bệnh lý tan máu của trẻ sơ sinh.

■ Bệnh lơxêmi (Leucemie).

■ Sau ghép tủy xương.

– Nhiễm trùng đường tiết niệu gây dãn và ứ đọng nước tiểu.

– Tăng nitơ máu.

– Nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch (hyperalimentation).

– Các nguyên nhân khác:

■ Bệnh tâm phế cấp (Cor pulmonale).

■ Suy tim.

■ Viêm màng ngoài tim.

■ Khí thũng phổi (pulmonary emphysema).

■ Suy thận.

3. Giảm nồng độ ammoniac máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

– Tăng huyết áp vô căn (essential hypertension).

– Tăng huyết áp ác tính.

– Chứng tăng omithin máu bẩm sinh (hyperomithinemia).

V. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

1. Các yếu tố ảnh hưởng

– Hút thuốc lá;  Hoạt động thể lực với cường độ cao

– Chế độ ăn có nhiều hoặc quá ít đạm (protein)

–  Bilirubin liên hợp > 1026 µmol/L(>60 mg/dL).

–  Hiện tượng huyết tán: khi Hb >  31 µmol/L(>50 mg/dL).

– Các thuốc có thể làm tăng nồng độ amoniac máu là: Heparin, một số thuốc lợi tiểu (Vd: furosemid, acetazolamid) và acid valproic.

– Các thuốc có thể làm giảm nồng độ ammoniac máu là: Neomycin, tetracyclin, diphenyl hydramin, isocarboxazid, phenelzin, tranylcypromin, heparin và lactulose.

– Ammoniac có trong không khí có thể gây tăng cao giả tạo kết quả xét nghiệm định lượng nồng độ ammoniac máu.

– Sự có mặt của ion ammonium trong thuốc chống đông có thể gây các kết quả tăng cao giả tạo.

– Nồng độ ammoniac tăng lên do hậu quả của chuyển hóa tế bào: 20% trong 1 giờ và 100% trong vòng 2 giờ.

2. Xử trí

Nhắc người bệnh tránh hoạt động thể lực cường độ cao trước thời gian lấy mẫu. Khi lấy máu tránh gây vỡ hồng cầu. Mẫu vỡ hồng cầu cần loại và lấy lại mẫu máu khác.

Tham khảo:

  • Quyết định 320/QĐ-BYT Quyết định Về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh”, Bộ Y tế, 2014.
  • Nguyễn Đạt Anh, Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng, NXB Y học, 2013.

Related Articles

Để lại một bình luận