I. Bắt đầu bài thi Sản khoa tính chất của thai nhi và phần phụ đủ tháng bằng cách bấm vào nút “Start”
Tính chất thai nhi và phần phụ đủ tháng- P2
II. Xem trước các câu hỏi của bài thi Sản khoa tính chất của thai nhi và phần phụ đủ tháng ở dưới đây:
1.Xác đinh câu ĐÚNG về pH của nước ối:
A. Toan
B. 7,1 – 7,3
C. Trung tính
D. Khi toan, khi kiềm tùy theo tuổi thai
2. Đường kính nào của đầu thai nhi có kích thước là 8,5cm:
A. Hạ chẩm – Thóp trước
B. Hạ cằm – Thóp trước
C. Lưỡng thái dương
D. Lưỡng đỉnh
3. Trong ngôi chỏm, đường kính trước sau nào nhỏ nhất khi đầu thai nhi cúi tối đa là:
A. Thượng chẩm – Cằm
B. Chẩm – Cằm
C. Hạ chẩm – Thóp trước
D. Hạ cằm – Thóp trước
4. Các protein đi qua gai rau dưới hình thức:
A. Gluco-protein
B. Axit amin
C. Lipo-protein
D. Glucoza
5. Bệnh chảy máu do giảm tỷ lệ prothrombin ở trẻ sơ sinh là do thiếu vitamin:
A. Vitamin A
B. Vitamin D
C. Vitamin E
D. Vitamin K.
6. Thời điểm có thể phát hiện hCG bắt đầu từ khi:
A. Có hiện tượng làm tổ (Từ 8 -9 ngày sau thụ tinh)
B. Thai được 1 tháng
C. Thai được 2 tháng
D. Thai được 2 tháng rưỡi
7. Đặc điểm tuần hoàn thai nhi khác với người trưởng thành là:
A. Hai tâm nhĩ thông với nhau bởi lỗ Botal
B. Động mạch chủ thông với động mạch phổi
C. Máu từ tâm thất phải lên phổi qua động mạch phổi sau đó trở về nhĩ trái qua tĩnh mạch phổi
D. Có lỗ Botal và ống động mạch
8. Thai nhi đủ tháng có trọng lượng trung bình là:
A. 2500g
B. 3000g
C. 2500g
D. 3500g
9. Đầu thai nhi có thể uốn khuôn vì:
A. Có bộ não nên mềm
B. Có các đường kính khác nhau
C. Là phần cứng nhất khi đi qua ống đẻ.
D. Có thể thu nhỏ các đường kính.
10. Sau khi trẻ ra đời, các mạch máu rốn có hiện tượng:
A. Giãn nở
B. Co lại
C. Lúc co – lúc giãn
D. Co lại và tắc mạch
11. Diện tích trao đổi trung bình của các gai rau là:
A. 8-9m2
B. 12-14m2
C. 18-20m2
D. 20-22m2
12. Xác định một CÂU SAI khi nói về sự trao đổi O2 và CO2 giữa máu mẹ và con:
A. Áp lực máu mẹ ở hồ huyết thấp hơn máu con và chảy chậm.
B. Nồng độ CO2 thấp hơn nhưng nồng độ O2 cao hơn máu con.
C. Hemobglobin của thai có khả năng gắn O2 cao.
D. Phổi thai nhi hoạt động có hiệu quả
13. Nước ối luôn được đổi mới theo chu kỳ:
A. 3 giờ/ lần
B. 6 giờ/ lần
C. 12 giờ/ lần
D. 24 giờ/ lần
14. Một trẻ sơ sinh nặng 3500g thì trọng lượng của bánh rau sẽ nặng khoảng:
A. 500g
B. 600g
C. 700g
D. 800g
15. Trong một thai kỳ bình thường, tỷ lệ giữa thể tích nước ối so với thể tích của thai nhi lớn nhất khi tuổi thai là:
A. 13 – 16 tuần
B. 18 – 24 tuần
C. 28 – 36 tuần
D. 38 – 42 tuần
16. Lượng nước ối trung bình vào tuần 12 của thai kỳ:
A. 10 ml
B. 50 ml
C. 150 ml
D. 300 ml