ĐIỀU TRỊ BẰNG TIA NƯỚC ÁP LỰC CAO
I. ĐẠI CƯƠNG
Dùng tia nước áp lực cao (2-3 atm) tác động lên vùng cơ thể (cục bộ), liên tục hay ngắt quãng
II.CHỈ ĐỊNH
– Đau mạn tính do co cơ, co mạnh
– Kích thích thần kinh cơ
– Đau khớp mạn tính
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Suy kiệt, sốt cao, tăng huyết áp, xuất huyết, gãy xương, sai khớp
– Trực tiếp lên thai nhi, vùng bụng, sinh dục ngoài, mặt, gáy, ngực
– Vùng loãng xương
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sỹ chuyên khoa phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu.
2. Phương tiện
– Hệ thống tạo tia nước có áp lực (điều chỉnh áp suất, cỡ tia, nhiệt độ nước)
– Nguồn nước sạch
– Phòng điều trị
– Thuốc pha nếu có
– Khăn lau
3. Người bệnh
Giải thích
Cởi quần áo xác định vị trí bắn tia nước
4. Hồ sơ bệnh án:
Phiếu điều trị chuyên khoa
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
– Chọn các thông số theo chỉ định, chú ý nhiệt độ nước, khoảng cách, liên tục hay ngắt quãng.
– Hướng vùng điều trị về hướng của tia nước và điều trị theo chỉ định.
– Kết thúc lau khô, ngồi nghỉ ngơi 5-10 phút.
VI. THEO DÕI
– Cảm giác và phản ứng của người bệnh lúc điều trị
– Hoạt động của hệ thống tạo vòi tia
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
– Đau chói vùng tia nước bắn vào: ngừng điều trị, kiểm tra theo dõi xử trí theo phác đồ.
– Ngã do tia nước bắn quá mạnh: ngừng điều trị, kiểm tra xử trí
Nguồn tài liệu:
- Quyết định 54/QĐ-BYT Quyết định Về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng”, Bộ Y tế, 2014.